Mẫu đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động của cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC

Khi cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC thì có thể sẽ bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động. Trường hợp cơ sở đã đáp ứng các điều kiện về an toàn PCCC thì sẽ gửi đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động của cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC đến cơ quan có thẩm quyền.

1. Mẫu Đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động của cơ sở không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy 2024

Mẫu đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động của cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC 2024
Mẫu đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động của cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC 2024 (Ảnh minh hoạ)

Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC được áp dụng theo Mẫu số PC15 - Văn bản đề nghị phục hồi hoạt động của Phụ lục IX được ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP. Chi tiết mẫu đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động của cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ NGHỊ PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG

Kính gửi: ......................(1)……………………….

Tên tổ chức/cá nhân: ..................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................

Điện thoại: ........................ Fax: ……………………… Email: ...............................

Họ tên người đại diện pháp luật: .................................................................

Chức vụ: .......................................................................................................

CCCD/Hộ chiếu: ...........................................................................................

Sau khi thi hành Quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ hoạt động số: ...................... ngày……. tháng ………… năm ……………. của: ………………………(1)…………………..

Hiện tại: …………(2)……….. đã loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ/đã khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy kể từ hồi .......... giờ .... phút ngày ....... tháng ....... năm ......

Đề nghị quý cơ quan cho phục hồi hoạt động đối với: ............(2)………… kể từ ……. giờ ngày ....... tháng ....... năm ......

Tôi xin cam đoan những nội dung nêu trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật (3)…

 

 

........, ngày........tháng........năm......

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan của người ban hành quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ hoạt động trước đó;

(2) Tên công trình, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới hộ gia đình, cá nhân, địa điểm hoặc khu vực bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động;

(3) Đối với trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính ghi nội dung: tôi ủy quyền cho: ………………… CCCD/Hộ chiếu: ……………….. cấp ngày: ………………,thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động.

2. Khi nào tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở không đảm bảo PCCC?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 9 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở không đảm bảo PCCC gồm:

  • Trong môi trường có nguy hiểm về cháy nổ xuất hiện nguồn nhiệt, nguồn lửa hoặc khi đang có nguồn nhiệt, nguồn lửa mà xuất hiện môi trường có nguy hiểm cháy nổ.

  • Vi phạm nghiêm trọng quy định về PCCC đã được cơ quan thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, gồm: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các chất nguy hiểm về cháy nổ; không đảm bảo giải pháp ngăn cháy lan chữa các khoang cháy và gian phòng của các cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ là A, B và C; không có đủ số lượng lối thoát nạn quy định.

Khi nào tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở không đảm bảo PCCC?
Khi nào tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở không đảm bảo PCCC? (Ảnh minh hoạ)
  • Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng các quy định về PCCC: Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo PCCC quy định tại Phụ lục V được ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP vào hoạt động, sử dụng khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt/văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC hoặc văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC đã được cơ quan Công an có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà vẫn không thực hiện. Cụ thể các công trình, hạng mục công trình theo Phụ lục V như:

  • Nhà làm việc của cơ quan nhà nước từ 7 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5.00m3.

  • Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, nhà tập thể, nhà chung cư, nhà ở ký túc xác, nhà hỗn hợp, nhà khách, khách sạn, nhà nghỉ từ 7 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5.000m3.

  • Nhà của cơ sở viễn thông, cơ sở bưu điện, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu, cơ sở truyền hình, phát thành từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5.000m3.

  • Trường mẫu giáo, nhà trẻ, mầm non từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 3.000m3; trường tiểu học, THCS< THPT, trường phổ thông nhiều cấp hoặc có khối tích 5.000m3 trở lên; nhà, công trình của học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề và cơ sở giáo dục thường xuyên từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích 5.000m3 trở lên.

  • Bệnh viện từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 3.000m3; Phòng khám chuyên khoa, đa khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, nhà dưỡng lão, trung tâm y tế từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích 3.000m3 trở lên.

  • Và một số trường hợp khác theo quy định.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì việc tạm đình chỉ được giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy nổ xuất hiện ở phạm vi nào/vi phạm quy định về PCCC ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở trong phạm vi đó.

3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở không đảm bảo PCCC?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC được xác định căn cứ theo điều kiện và khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh ra cháy nổ, khả năng khắc phục vi phạm về PCCC nhưng không được vượt quá 30 ngày.

4. Ai có quyền quyết định phục hồi hoạt động của cơ sở không đảm bảo PCCC?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP thì thẩm quyền quyết định việc phục hồi hoạt động của cơ sở không đảm bảo PCCC được quy định như sau:

Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Trưởng Công an cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã theo phân cấp quản lý ra quyết định về việc phục hồi hoạt động đối với các trường hợp có quyết định tạm đình chỉ hoạt động của người có thẩm quyền theo quy định.

Như vậy, các cơ quan có thẩm quyền phục hồi hoạt động của cơ sở không đảm bảo PCCC là Cảnh sát PCCC&CNCH, Trưởng Công an cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp xã.

Độc giả có thể tham gia Group Zalo Văn bản pháp luật - HSE để cập nhật nhanh nhất các văn bản đáng chú ý.
Trên đây là những thông tin về Mẫu đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động của cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều điểm mới. Cùng theo dõi chi tiết tổng hợp điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 tại dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến đóng góp.

Incoterms là gì? Bản Incoterms mới nhất 2024 và các điều, khoản

Incoterms là gì? Bản Incoterms mới nhất 2024 và các điều, khoản

Incoterms là gì? Bản Incoterms mới nhất 2024 và các điều, khoản

Incoterms đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế trong nhiều thập kỷ và hiện đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Để hiểu rõ về Incoterms là gì, hay chi tiết các điều khoản, tài khoản Incoterms, hãy theo dõi bài viết dưới đây!

Đính hôn là gì? Sau đính hôn có được xem là vợ chồng hợp pháp?

Đính hôn là gì? Sau đính hôn có được xem là vợ chồng hợp pháp?

Đính hôn là gì? Sau đính hôn có được xem là vợ chồng hợp pháp?

Đính hôn một trong những nghi lễ thường thấy trong phong tục cưới hỏi của người Việt từ bao đời nay. Vậy đính hôn là gì? Sau khi thực hiện nghi lễ này, nam nữ có được xem vợ chồng hợp pháp hay chưa? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được chúng tôi lý giải trong bài viết dưới đây.

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

[Tổng hợp] 5 đề xuất điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều điểm mới. Cùng theo dõi chi tiết tổng hợp điểm mới quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 tại dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến đóng góp.

Incoterms là gì? Bản Incoterms mới nhất 2024 và các điều, khoản

Incoterms là gì? Bản Incoterms mới nhất 2024 và các điều, khoản

Incoterms là gì? Bản Incoterms mới nhất 2024 và các điều, khoản

Incoterms đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế trong nhiều thập kỷ và hiện đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Để hiểu rõ về Incoterms là gì, hay chi tiết các điều khoản, tài khoản Incoterms, hãy theo dõi bài viết dưới đây!