1. Incoterms là gì?
Incoterms (Điều khoản thương mại quốc tế) là tập hợp các điều khoản thương mại quốc tế quy định giữa người bán và người mua. Trong giao dịch ngoại thương có nhiều tranh chấp, rủi ro xảy ra nên các điều khoản Incoterms ra đời nhằm phân chia chi phí, trách nhiệm giao nhận hàng hóa giữa hai bên.
2. Vai trò của Incoterm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
- Xác định trách nhiệm giữa 2 bên: Incoterms xác định rõ trách nhiệm của người bán và người mua trong cuộc vận chuyển, bảo hiểm và thủ tục hải quan, giúp tránh hiểu lầm và xảy ra tranh chấp.- Phân bổ rủi ro giữa người mua và người bán: Incoterms quy định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua.
- Quy định chi phí: Các điều kiện Incoterms chỉ rõ ai chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh như phí vận chuyển, bảo hiểm và phí hải quan.
- Hỗ trợ đàm phán hợp đồng: Việc sử dụng Incoterms trong hợp đồng làm cho đàm phán dễ dàng hơn, nhờ vào sự rõ ràng về nghĩa vụ của các bên.
- Tiêu chuẩn hóa giao dịch quốc tế: Incoterms là tiêu chuẩn phổ biến quốc tế, tạo ra sự thống nhất và minh bạch trong giao dịch toàn cầu.
3. Bản Incoterms mới nhất năm 2024
(1) Nhóm E
EXW - Ex Works - Giao hàng tại xưởng: Người bán có nghĩa vụ hoàn thành nhiệm vụ giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự chỉ định của người mua tại kho của người bán hay địa điểm người mua chỉ định. Phần việc còn lại của người mua, rủi ro sẽ được tính chuyển từ thời điểm này
(2) Nhóm F
FCA - Free Carrier - Giao cho người chuyên chở hàng hoá
Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định tại kho của người bán, hoặc địa điểm chỉ định khác. Phần công việc còn lại thuộc về người mua.
FAS - Free together - Giao hàng hóa dọc mạn tàu
Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đặt hàng dọc mạn tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng để ship lên tàu cho người mua. Người bán sẽ chịu chi phí thuê phương tiện vận chuyển. Nhiệm vụ còn lại thuộc về người mua.
FOB - Free on Board - Vận chuyển hàng hóa lên tàu
Nhiệm vụ người bán là làm thủ tục đóng gói, thông quan xuất khẩu, tìm bên vận chuyển trung gian, chịu các chi phí, rủi ro ro nâng hàng lên tàu. Rủi ro người bán sẽ chấm dứt khi hàng hoá đã lên tàu.
Vì vậy, ở nhóm F hãy ghi nhớ những điểm quan trọng. nhiệm vụ chuyển giao của người bán sẽ tăng dần từ FCA => FAS => FOB.
(3) Nhóm C
CFR - Cost and Freight - Tiền hàng và phí vận chuyển hàng hoá
Nhiệm vụ của người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi giao hàng tại cảng bốc hàng. Người bán cũng phải trả các chi phí của phương tiện vận chuyển. Nhiệm vụ còn lại thuộc về người mua.
CIF - Cost, Insurance and Freight - Chi phí, bảo hiểm hàng hóa và chi phí vận chuyển
Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng bằng cách giao hàng lên tàu tại cảng bốc hàng. Người bán cũng thuê phương tiện vận chuyển và trả tiền cước phí và mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhiệm vụ còn lại thuộc về người mua.
CPT - Cước phí trả tới - Cước phí trả tới điểm đến
Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi giao cho người chuyên chở do người bán thuê. Nếu có nhiều người chuyên chở thì thời điểm chuyển giao rủi ro sẽ là khi hàng được giao cho người đầu tiên. Nhiệm vụ còn lại thuộc về người mua.
CIP - Cước phí và bảo hiểm trả tới - Cước phí và bảo hiểm trả tới
Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi giao cho người chuyên chở, người bán cũng chịu trách nhiệm thuê tàu, chịu cước phí đến cảng dỡ hàng và từ cảng dỡ hàng đến địa điểm người mua chỉ định. Ngoài ra, người bán cũng chịu thêm chi phí mua bảo hiểm cho hàng hoá. Trách nhiệm còn lại thuộc về người mua.
Ngoài ra, người bán cũng chịu thêm chi phí mua bảo hiểm cho hàng hóa. nhiệm vụ còn lại thuốc về người mua.
(4) Nhóm D
Đối với nhóm E, F và C, được giao tại nước xuất khẩu. Nhóm D, hàng hoá được giao tại nước nhập khẩu.
DPU - Delivered At Place Unloaded - Giao hàng hóa tại địa điểm dỡ hàng
Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải và chở đến tại 1 bến theo quy định. Người bán phải chịu rủi ro đến khi hàng hóa được dỡ xuống bến theo quy định an toàn. Trách nhiệm còn lại của người mua.
DAP - Giao hàng tận nơi - Giao hàng tại kho bên mua
Người bán hoàn thành giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự chỉ định của người mua trên phương tiện vận chuyển nhưng chưa vượt qua điểm đến theo quy định. Nhiệm vụ còn lại thuộc về người mua.
DDP - Delivered duty paid - Giao hàng đã thông quan nhập khẩu
Người bán giao hàng sau khi hàng được dỡ xuống phương tiện và đến bến được chỉ định. Người bán chịu rủi ro cho đến khi hàng hóa được dỡ xuống bến chỉ định một cách an toàn.
4. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng điều khoản Incoterms
(1) Incoterms không phải là luật
Incoterms không phải là luật và không có tính ràng buộc. Người mua và người bán không bắt buộc phải tuân theo nếu không đưa vào hợp đồng. Chỉ khi các bên đồng ý áp dụng và ghi rõ trong hợp đồng, các quy tắc sẽ trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm của họ.
(2) Hiệu lực của các phiên bản trước của Incoterms
Incoterms có nhiều phiên bản, và các phiên bản mới không làm mất hiệu lực của các phiên bản trước. Khi sử dụng Incoterms trong thương mại quốc tế, cần ghi rõ tên phiên bản để các bên hiểu rõ trách nhiệm của mình. Việc không chỉ định phiên bản có thể gây ra rắc rối khi so sánh và kiểm tra tính hợp lệ của hợp đồng.
(3) Tham khảo chính xác các quy tắc Incoterms
Incoterms có nhiều phiên bản và nếu muốn áp dụng vào hợp đồng mua bán, cần làm rõ trong hợp đồng bằng cách sử dụng ngôn ngữ như: [Các điều kiện được lựa chọn, tên địa danh, Incoterms 2020].
(4) Hiệu lực pháp lý và phạm vi sử dụng
Nhiều người mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thường chú trọng vào các quy định của Incoterms mà bỏ qua luật pháp địa phương. Các điều khoản của Incoterms có thể bị vô hiệu nếu không tuân thủ luật địa phương.
Qua bài chia sẻ trên, bạn hiểu hơn về Incoterms là gì? Việc nghiên cứu các điều, khoản Incoterms và tuân thủ là cần thiết khi thực hiện hợp đồng mua bán. Các bên xuất nhập khẩu cần hiểu rõ điều, khoản Incoterms để đảm bảo quá trình đàm phán và thực hiện giao dịch diễn ra thuận lợi.