1. Tệ nạn xã hội là gì?
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội mang tính tiêu cực, là các hành vi trái với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Biểu hiện của tệ nạn xã hội ra sao?
Tệ nạn xã hội được biểu hiện qua các hành vi sai lệch so với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật như:
Các thói hư, tật xấu
Những phong tục tập quán không còn phù hợp với bối cảnh xã hội.
Lối sống xa đọa, trụy lạc, mê tín dị đoan,..
3. Tệ nạn xã hội có những loại nào?
Tệ nạn xã hội có nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể chia làm các loại cơ bản sau:
- Tệ nạn về ma túy: chỉ người trong tình trạng nghiện hay lệ thuộc vào ma túy, các tội phạm liên quan đến ma túy, các hành vi trái phép khác về ma túy.
- Tệ nạn về mại dâm: là tình trạng các cá nhân sử dụng dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân, là hành vi trao đổi lợi ích vật chất hay các lợi ích khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục giữa người mua dâm và người bán dâm.
- Tệ nạn về cờ bạc: là dạng tệ nạn xã hội mà những người mắc tệ nạn lợi dụng các hình thức vui chơi, giải trí để sát phạt nhau bằng tiền, vàng, bạc hoặc vật chất khác. Tệ nạn về cờ bạc bao gồm các hình thức như: đánh bài, ghi đề, chọi gà, lắc bầu cua, cá độ bóng đá,…
- Tệ nạn về mê tín dị đoan: là tin vào những điều nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (coi bói, chữa bệnh bằng phù phép,…).
- Tệ nạn về rượu bia và các tệ xã hội khác.
4. Nguyên nhân làm xuất hiện tệ nạn xã hội?
Tệ nạn xã hội xuất phát từ nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân chủ quan: là những nguyên xuất phát từ bên trong chủ thể khiến họ hành động.
Người dân chưa trang bị đầy đủ những thông tin về hành vi và hậu quả của tệ nạn xã hội.
Người dân có lối sống, suy nghĩ không còn phù hợp với bối cảnh xã hội
Do bản tính hiếu thắng, muốn khẳng định bản thân hoặc do nhu cầu muốn làm giàu nhanh bằng các hành vi trái pháp luật.
- Nguyên nhân khách quan: là những nguyên nhân bên ngoài, tác động vào suy nghĩ và hành động của chủ thể.
Đời sống kinh tế, vật chất của người dân chưa được đảm bảo.
Đời sống xã hội không được đảm bảo, trình độ văn hóa, dân trí còn thấp.
Chính sách quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế.
5. Tệ nạn xã hội để lại những hậu quả gì?
*Đối với cá nhân:
Gây ra những tổn hại nghiêm về sức khỏe.
Bản thân những người thực hiện tệ nạn xã hội còn trở nên tha hóa về đạo đức.
*Đối với gia đình:
Phá vỡ hạnh phúc gia đình, cãi vã, xung đột,...
Gây tốn kém về của cải, vật chất khiến gia đình trở nên nợ nần, túng thiếu.
*Đối với xã hội:
Gây nên tình trạng mất trật an ninh, làm giảm chất lượng đời sống văn hóa tại địa phương nơi có tệ nạn xã hội.
Làm kéo lùi sự phát triển của xã hội, thiệt hại về kinh tế của đất nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự quốc gia.
6. Mức phạt dành cho các hành vi tệ nạn xã hội
6.1 Mức phạt đối với tệ nạn về ma túy
Theo Điều 23 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt từ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.
Theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255), tội Cưỡng ép người khác sử dụng ma túy (Điều 257) và tội Lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy (Điều 258) đều có mức phạt lên đến tù chung thân…
6.2 Mức phạt đối với tệ nạn về mại dâm
Căn cứ Nghị định 144/2021/ NĐ-CP, hành vi mua dâm có mức phạt từ 01 - 05 triệu đồng; hành vi bán dâm bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tối đa đến 02 triệu đồng (Điều 24, 25)
Riêng tội Chứa mại dâm được quy định tại Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức phạt tối đa là tù chung thân.
6.3 Mức phạt đối với tệ nạn về cờ bạc
Hành vi đánh bạc trái phép được quy định tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt tối đa lên đến 20 triệu đồng.
Tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, mức phạt tối đa với tội Đánh bạc là 07 năm tù.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp những thông tin tệ nạn xã hội là gì và các mức phạt dành cho hành vi tệ nạn xã hội. Hy vọng với những thông tin này sẽ cho bạn những kiến thức bổ ích.