Lợi nhuận thuần là gì? Cách tối ưu lợi nhuận thuần hiệu quả

Để đo lường mức độ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta cần chú ý rất nhiều các thông số. Lợi nhuận thuần chính là một chỉ số then chốt phản ánh tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu lợi nhuận thuần là gì và cách tối ưu lợi nhuận thuần hiệu quả.

1. Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần giúp chúng ta năm nắm được tình hình kinh doanh
Lợi nhuận thuần giúp chúng ta năm nắm được tình hình kinh doanh (Ảnh minh hoạ)

Lợi nhuận thuần là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính trừ đi chi phí bán hàng, chi phí giá vốn, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Hiểu về lợi nhuận thuần sẽ giúp chúng ta nắm được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những phương án kinh doanh, đầu tư sao cho phù hợp.

2. Công thức tính lợi nhuận thuần

Tính lợi nhuận thuần đem lại nhiều lợi ích
Tính lợi nhuận thuần đem lại nhiều lợi ích (Ảnh minh hoạ)

Để tính được lợi nhuận thuần, chúng ta cần hiểu về các chỉ số khác của doanh nghiệp như doanh thu, giá vốn, chi phí,...

Lợi nhuận thuần được tính như sau:

Lợi nhuận thuần = Doanh thu hoạt động tài chính + Lợi nhuận gộp - Chi phí

Trong đó:

  • Lợi nhuận gộp bằng doanh thu trừ giá vốn.

  • Doanh thu hoạt động tài chính là nguồn doanh thu từ các hoạt động cho vay, cho thuê tài chính hoặc tiền cổ tức, lợi nhuận.

  • Chi phí bao gồm chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí nhân sự, chi phí chế độ phúc lợi và các chi phí khác.

3. Vì sao phải tính lợi nhuận thuần? 

Lợi nhuận thuần là chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh lỗ hay lãi của doanh nghiệp. Vì vậy khi chúng ta tính lợi nhuận thuần sẽ đem lại nhiều lợi ích như sau:

3.1 Theo dõi tình hình kinh doanh

Dựa trên kế hoạch kinh doanh được đề ra từ đầu, đối chiếu với lợi nhuận đã đạt được trong từng mốc thời gian sẽ giúp ta nắm được tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa ra được các phương án kinh doanh dựa trên chỉ số lợi nhuận lỗ hoặc lãi. Lợi nhuận phản ánh chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy khi theo dõi chỉ số này doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp.

3.2 Xem xét và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Ngoài góc nhìn của chủ doanh nghiệp, lợi nhuận thuần cũng giúp các cổ đông phân tích báo cáo tài chính một cách dễ dàng. Từ báo cáo tài chính và chỉ số lợi nhuận thuần sẽ giúp các cổ đông đưa ra các quyết định đúng đắn.

3.3 Phân tích và so sánh tình hình kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng, lợi nhuận thuần chính là chỉ số quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá trước khi ra quyết định. Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao và duy trì đều đặn qua các năm sẽ được nhiều nhà đầu tư săn đón.

4. Điểm khác biệt giữa lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp dễ bị nhầm lẫn
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp dễ bị nhầm lẫn (Ảnh minh hoạ)

Khi đọc báo cáo tài chính, rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp. Việc chủ doanh nghiệp nhầm lẫn giữa hai khái niệm này sẽ đem lại hậu quả rất lớn khi lập các kế hoạch kinh doanh. Chúng ta có thể phân biệt rõ ràng lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp dựa vào các điểm khác biệt sau:

Tiêu chí

Lợi nhuận thuần

Lợi nhuận gộp

Khái niệm

Lợi nhuận thuần được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ giá vốn, chi phí sản xuất, quản lý, bán hàng và chi phí khác.

Lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ giá vốn bán hàng, dịch vụ.

Mức độ chi phí

Gồm toàn bộ chi phí doanh nghiệp

Chỉ tính chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ

Tầm ảnh hưởng

Thể hiện tình hình kinh doanh của cả doanh nghiệp trong một thời gian nhất định 

Thể hiện góc độ tình hình sản xuất của doanh nghiệp, tỷ lệ phần trăm của sản phẩm, dịch vụ trong tổng doanh thu

5. Cách tối ưu lợi nhuận thuần hiệu quả

Doanh nghiệp có phát triển hay không cũng có thể nhận thấy dựa vào chỉ số lợi nhuận. Để doanh nghiệp có thể tối ưu được lợi nhuận thuần hiệu quả thì cần nắm được những nguyên tắc sau:

5.1 Tối ưu doanh thu

Để tối ưu hóa lợi nhuận thì việc tăng doanh thu là mục tiêu không thể thiếu của doanh nghiệp. Mức độ phát triển của doanh nghiệp cũng thể hiện ở doanh thu qua từng quý, từng năm.

Doanh nghiệp gia tăng doanh thu được thì cần phải có những phương án cụ thể như tạo sản phẩm mới, tiếp cận các khách hàng mới, khai thác tệp khách hàng cũ, mở rộng thị trường, gia tăng thị phần,...

Ngoài việc gia tăng doanh thu trực tiếp từ sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, doanh nghiệp có thể tận dụng dòng tiền để kiếm lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư tài chính.

5.2 Giảm chi phí

Bên cạnh việc tập trung gia tăng doanh thu thì quản lý chi phí cũng vô cùng quan trọng để tối ưu hóa lợi nhuận. Từ chi phí nguyên vật liệu, công cụ cấu thành lên sản phẩm, dịch vụ cho tới chi phí quản lý, bán hàng,... 

Doanh nghiệp cần giảm bớt chi phí một cách tối đa, lựa chọn những công cụ hiện đại với năng suất cao để tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả.

Khi cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành hàng, khi sản phẩm, dịch vụ hai đều tốt như nhau thì bên nào có giá rẻ hơn thì bên đó có lợi thế. Việc này cũng đem lại nguồn khách hàng lớn và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

5.3 Lên kế hoạch tài chính

Một doanh nghiệp không có kế hoạch tài chính thì sẽ rất dễ mắc vấn đề về tài chính. Việc này sẽ khiến chúng ta không nắm rõ được các chỉ số tài chính và gặp khó khăn trong vấn đề tối ưu lợi nhuận.

Từ việc thiết lập mục tiêu tài chính cho từng năm, từng quý phải được lên kế hoạch một cách rõ ràng. Khi có kế hoạch tài chính doanh nghiệp mới có thể lập ra các kế hoạch kinh doanh để đạt được mục tiêu lợi nhuận.

5.4 Quản lý dòng tiền 

Dòng tiền là thứ vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp không biết cách quản lý dòng tiền thu, chi sao cho phù hợp thì rất dễ gặp những vấn đề khó khăn về tài chính. 

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, người quản lý cần tính toán được lượng tiền cần có sẵn để chi trả cho các hoạt động cần thiết. Doanh nghiệp vận hành đều đặn thì mới đem lại được lợi nhuận, vì vậy việc quản lý sao cho không bị gãy dòng tiền là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp sản xuất cũng cần phải chú ý đến công nợ. Các doanh nghiệp này phải cân đối dòng tiền với đối tác sao cho phù hợp để đảm bảo dòng tiền của mình được an toàn và không bị đối tác chiếm dụng quá lâu.

5.5 Nâng cao chất lượng nhân sự

Trong thời buổi hiện nay, con người chính là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều do con người vận hành, vì vậy doanh nghiệp nào có đội ngũ nhân sự tốt thì doanh nghiệp đó sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ và gia tăng doanh thu, lợi nhuận.

Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp cần có những kế hoạch cụ thể như tuyển dụng những nhân sự chất lượng cao, liên tục đào tạo nhân sự nội bộ để gia tăng chất lượng nhân sự của cả doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp mới có thể phát triển và đem lại doanh thu, lợi nhuận to lớn.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ lợi nhuận thuần là gì và cách tối ưu lợi nhuận thuần. Mong rằng qua những kiến thức này bạn sẽ hiểu hơn về lợi nhuận thuần để áp dụng trong công việc kinh doanh của mình.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt tại Điều 260 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ

Mức phạt tại Điều 260 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ

Mức phạt tại Điều 260 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ

Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ được hiểu là hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ, được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 

[Thông tin cần biết] Lịch sử ngày truyền thống luật sư Việt Nam

[Thông tin cần biết] Lịch sử ngày truyền thống luật sư Việt Nam

[Thông tin cần biết] Lịch sử ngày truyền thống luật sư Việt Nam

Luật sư là một trong những nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, mang lại sự công bằng, phát triển kinh tế - xã hội. Nhân kỷ niệm 13 năm ngày truyền thống, cùng tìm hiểu về lịch sử ngày luật sư Việt Nam.

Tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?

Tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?

Tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?

Hiện nay, tổ chức tài chính vi mô đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam, cũng như ở nhiều quốc gia đang phát triển khác. Vậy tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?