- 1. Định nghĩa thu nhập ròng là gì?
- 2. Cách tính thu nhập ròng
- 3. Phân biệt thu nhập ròng và thu nhập thuần
- 4. Ý nghĩa của thu nhập ròng trong kinh doanh
- 4.1 Trong hoạt động kinh doanh
- 4.2 Đối với các nhà đầu tư
- 5. Những câu hỏi liên quan đến thu nhập ròng
- 5.1 Thu nhập ròng có bao gồm thuế không?
1. Định nghĩa thu nhập ròng là gì?
Vậy thu nhập ròng được định nghĩa như thế nào? Theo Chương I Điều 3 Nghị định 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ, khái niệm thu nhập ròng được đề cập đến như sau:
Thu nhập ròng là thu nhập được xác định bằng cách lấy tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí.
Như vậy, thu nhập ròng chính là khoản lợi nhuận thu về của một doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản chi phí như tiền vốn, thuế, phí khấu hao,…
2. Cách tính thu nhập ròng
Cách tính chung của thu nhập ròng là:
Thu nhập ròng = Tổng doanh thu – Tổng các chi phí
Trong đó:
- Tổng doanh thu: Là tổng số lượng tiền thu về khi thực hiện một hoạt động tài chính và các khoản tiền thu về bất thường khác của doanh nghiệp.
- Tổng các chi phí: Là tổng cộng tất cả lượng tiền từ vốn hàng hóa, chi phí khấu hao, chi phí quảng cáo, chi phí vận hành và tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động tài chính này.
Ví dụ:
Báo cáo tài chính của một công ty thực phẩm trong quý 01/2024 là:
Doanh thu: 10 tỷ đồng
Vốn sở hữu và thu nhập khác: 500 triệu đồng
Giá vốn hàng bán (bao gồm chi phí trả cho nhân công và nguyên vật liệu): 04 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động: 03 tỷ đồng.
Chi phí khác: 500 triệu đồng.
Thuế suất: 20%
Thuế thu nhập: 600 triệu đồng.
Như vậy có thể tính thu nhập ròng của doanh nghiệp là:
(10.000.000.000 + 500.000.000) - (4.000.000.000 + 3.000.000.000 + 500.000.000 + 600.000.000) = 2.400.000.000 đồng.
3. Phân biệt thu nhập ròng và thu nhập thuần
Dưới đây là những điểm khác nhau của 02 loại thu nhập này:
Thu nhập ròng | Thu nhập thuần | |
Định nghĩa | Là khoản tiền sau khi trừ đi các chi phí hoạt động, thuế và lãi vay. | Là khoản doanh thu sau khi trừ đi các chi phí khấu hao như giảm giá, thuế xuất nhập khẩu, đơn hàng bị hoàn lại. |
Bản chất | Lợi nhuận sau thuế | Lợi nhuận trước thuế |
Cách tính | Bằng tổng doanh thu - tổng các chi phí. | Bằng tổng doanh thu - hoa hồng bán - tổng hàng bị trả - giảm giá bán hàng - thuế gián thu. |
4. Ý nghĩa của thu nhập ròng trong kinh doanh
Bên cạnh việc hiểu thu nhập ròng là gì, chúng ta cùng tìm hiểu xem thu nhập ròng có ý nghĩa như thế nào đối với kinh doanh cá nhân, các hoạt động các doanh nghiệp hoặc đối với các nhà đầu tư kinh doanh nhé.
4.1 Trong hoạt động kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh, số thu nhập ròng là chỉ số quan trọng thể hiện cho tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó giúp theo dõi sự tăng trưởng hay giảm sút của lợi nhuận ròng. Nhờ vào đó, doanh nghiệp có thể tự mình đánh giá các hoạt động tài chính hiện tại và đồng thời dự báo lợi nhuận dựa trên doanh thu bán hàng.
Bên cạnh đó, thu nhập ròng còn giúp doanh nghiệp biết được giá trị lợi nhuận chiếm phần trăm bao nhiêu trong số tổng doanh thu. Chính vì thế nó giúp đánh giá được hoạt động kinh doanh đang lỗ hay lãi.
Khi lợi nhuận sau thuế và các khoản chi phí lớn hơn 0, khoảng cách biên độ giữa vốn và thu nhuận ròng càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp càng lãi và ngược lại. Điều này giúp các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả buôn bán hay thay đổi hướng phát triển đúng đắn hơn nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn.
4.2 Đối với các nhà đầu tư
Thu nhập tròng là một chỉ số phản tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp cũng như khả năng tái đầu tư và chi trả cổ phiếu của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư sẽ nhìn vào những chỉ số này để quyết định xem có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không.
Ngoài ra, thu nhập ròng còn là số tiền mà doanh nghiệp đang có sẵn để trả cổ phần và mua lại cổ tức, đây cũng là một yếu tố giúp cho quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Thu nhập ròng tăng sẽ dẫn tới tăng lợi nhuận và vốn của cố đông cũng tăng theo vì vậy khi doanh nghiệp bị lỗ ròng, vốn của các nhà cổ đông cũng sẽ giảm.
5. Những câu hỏi liên quan đến thu nhập ròng
Xoay quanh câu hỏi thu nhập ròng là gì, chúng ta cùng trả lời một vài câu hỏi có liên quan đến khái niệm này nhé
5.1 Thu nhập ròng có bao gồm thuế không?
Thu nhập ròng là lượng tiền thu về không bao gồm thuế bởi trong công thức, lượng thuế đã được trừ đi cùng các chi phí khác. Ngoài thuế, thu nhập ròng còn không bao gồm vốn hàng bán, chi phí duy trì hoạt động, và các khoản phụ chi khác.
5.2 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập ròng?
- Chi phí vận hành doanh nghiệp: Chi phí vận hành của doanh nghiệp càng cao thì lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đó càng thấp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần những biện pháp để cắt giảm chi phí này sao cho tổng mức chi phí chỉ chiếm nhiều nhất 30% lượng doanh thu.
- Giá gốc của sản phẩm: Giá nhập sản phẩm vào càng thấp thì lượng lãi dòng càng tăng cao, vậy nên doanh nghiệp cần tìm nguồn hàng đa dạng với mức nhập vào thấp nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng.
- Thuế thu nhập của doanh nghiệp: Là khoản thuế được quy định theo luật khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Để thu được lãi ròng, doanh nghiệp nên nâng giá bán hợp lý kết hợp với tiết nghiệm chi phí vận hành, sản xuất.
5.3 Làm sao để gia tăng thu nhập ròng?
Để gia tăng lượng thu nhập ròng, doanh nghiệp có thể áp dụng những cách sau đây:
- Gia tăng quy mô và số lượng sản xuất: Việc mở rộng sản xuất, quy mô sản xuất và tăng nhân viên giúp mang lại số lượng sản phẩm nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc doanh thu thu về sẽ gia tăng tương đương với lợi nhuận ròng sẽ tăng lên. Tuy vậy đối với cách này, các doanh nghiệp sẽ phải tính toán lượng sản xuất ra hợp lý để tránh tồn dư sản phẩm.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến: Việc này để tăng cao chất lượng sản phẩm đem lại cho khách hàng đồng thời tăng sản lượng của sản phẩm. Khi chất lượng của sản phẩm tăng cao thì giá thành của sản phẩm cũng cao hơn, với mỗi sản phẩm bán ra sẽ thu về nhiều hơn kết quả sẽ tăng lợi nhuận ròng.
- Nâng cao năng lực của nhân viên: Khi có những nhân viên sản xuất thạo nghề, doanh nghiệp sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm chất lượng. Bên cạnh đó, để có thể bán được nhiều hàng và tăng doanh thu, doanh nghiệp cũng cần đào tạo ra những nhân viên tư vấn và bán hàng tốt.
5.4 Biên lợi nhuận ròng là gì?
Biên lợi nhuận ròng có thể hiểu là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên lượng doanh thu thuần của một doanh nghiệp hay một bộ phận kinh doanh. Biên lợi nhuận ròng thường hay được biểu thị theo phần trăm hoặc dưới dạng số thập phân. Biên lợi nhuận ròng cho chúng ta thấy số tiền được chuyển thành lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu thu vào của doanh nghiệp.
5.5 Tỷ suất lãi ròng là gì?
Tỷ suất lãi ròng hay còn được hiểu là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, là chỉ số tài chính dùng để theo dõi quá trình sinh lợi nhuận của công ty cổ phần. Tỷ suất lãi ròng phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho các cổ đông và doanh thu của một doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của một kỳ hạn nào đó được tính bằng lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế trong kỳ hạn chia cho doanh thu trong kỳ hạn đó. Đơn chị tính là phần trăm (%)
Công thức:
Tỷ suất lãi ròng (%) = Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) x 100% / Doanh thu
Mong rằng, qua bài viết trên các bạn đã giải đáp câu hỏi lợi nhuận ròng là gì và những vấn đề xung quanh lợi nhuận ròng để có thể giúp các bạn áp dụng vào trong doanh nghiệp của mình.