Học sinh có được đi xe máy điện và xe máy 50cc không?

Hiện nay, những dòng xe máy điện và xe máy 50cc đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con của mình khi học cấp 2, cấp 3. Vậy học sinh có được đi xe máy điện và xe máy 50cc không?

1. Học sinh có được đi xe máy điện không?

Học sinh  có được đi xe máy điện không?
Học sinh  có được đi xe máy điện không? (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 về độ tuổi của người lái xe gắn máy, theo đó: Người từ đủ 16 tuổi được phép điều khiển gắn máy có dung tích xi-lanh <50cm3 tham gia giao thông.

Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe máy điện được định nghĩa là loại xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện và có công suất lớn nhất không quá 4kW, vận tốc thiết kế lớn nhất không vượt quá 50km/h.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), thì người từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy (kể cả xe máy điện) sẽ bị phạt cảnh cáo.

Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy rằng học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên mới được điều khiển xe máy điện. Nếu người từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy (kể cả xe máy điện) sẽ bị phạt cảnh cáo.

Theo quy định tại Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì hiện nay, cấp trung học cơ sở có độ tuổi từ 11 - 15 tuổi (trừ trường hợp học sinh lưu ban hoặc nhập học trễ hơn độ tuổi theo quy định), tức là phần lớn học sinh cấp 2 đều dưới 16 tuổi. 

Và vì thế, thông thường thì học sinh cấp trung học phổ thông đã đủ 16 tuổi mới được phép điều khiển xe máy điện.

2. Học sinh 15 tuổi được đi xe máy 50cc không?

Học sinh 15 tuổi được đi xe máy 50cc không?
Học sinh 15 tuổi được đi xe máy 50cc không? (Ảnh minh hoạ)

Xe máy 50cc được hiểu là dòng xe máy có dung tích xi-lanh 50cm3 và có kiểu dáng nhỏ gọn. Hiện nay, rất nhiều gia đình đã chọn xe máy 50cc làm phương tiện di chuyển cho con khi đi học cấp 3.

Học sinh 15 tuổi không được phép điều khiển xe máy 50cc tham gia giao thông. Khi học sinh đủ 16 tuổi mới được phép điều khiển xe máy <50cc và từ 18 tuổi trở lên mới được phép lái xe máy dung tích xi-lanh 50cc.

Bởi căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định độ tuổi của người lái xe như sau: 

- Người đủ 16 tuổi trở lên được phép lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh <50cm3.

- Người đủ 18 tuổi trở lên được phép lái xe mô tô hai/ba bánh dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe kết cấu tương tự; xe ô tô tải và máy kéo có trọng tải <3.500 kg và xe ô tô chở người đến 09 chỗ;

- Người đủ 21 tuổi trở lên được phép lái các loại xe: xe ô tô tải và máy kéo trọng tải từ 3.500kg trở lên; xe hạng B2 có kéo rơ moóc (FB2);

- Người đủ 24 tuổi trở lên được phép lái xe ô tô chở người từ 10 - 30 chỗ; xe hạng C có kéo rơ moóc và sơ mi rơ moóc (FC);

- Người đủ 27 tuổi trở lên được phép lái xe ô tô chở người >30 chỗ; xe hạng D có kéo rơ moóc (FD);

3. Học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy điện bị phạt tiền không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), quy định về hành vi vi phạm quy định điều kiện đối với người điều khiển xe cơ giới, cụ thể như sau:

- Phạt cảnh cáo đối với người từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi có hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự với xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo hay các loại xe khác tương tự ô tô.

Như vậy, nếu học sinh chưa đủ tuổi mà điều khiển xe máy điện tham gia giao thông thì sẽ bị phạt cảnh cáo mà không áp dụng hình thức xử phạt phạt tiền.

4. Học sinh đi xe máy 55cc có bắt buộc phải có bằng lái?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 về giấy phép lái xe, theo đó:

- Hạng A1: Được cấp cho người lái xe mô tô 02 bánh dung tích xi-lanh từ 50cm3 - <175cm3;

- Hạng A2: Được cấp cho người lái xe mô tô 02 bánh dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe khác quy định cho giấy phép hạng A1;

- Hạng A3: Được cấp cho người lái xe mô tô 03 bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và tương tự.

Như vậy, loại xe thấp nhất cần có bằng lái xe là xe mô tô 02 bánh dung tích xi-lanh từ 50cm3 - <175cm3. Do đó, học sinh đi xe máy 50cc (50cm3) vẫn cần có giấy phép lái xe hạng A1.

Trên đây là những thông tin về vấn đề Học sinh có được đi xe máy điện và xe máy 50cc không?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

[Giải đáp] Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

Trong những năm gần đây, các cụm từ “toàn cầu hóa”, “khu vực hóa” dần trở nên phổ biến. Khu vực hóa là xu thế tất yếu phải diễn ra bên cạnh toàn cầu hóa. Vậy thế nào là khu vực hóa? Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển như Việt Nam là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao: Hội nhập trong thời đại 4.0

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, việc sở hữu vốn tiếng Anh pháp lý mở ra cho người học nhiều cơ hội nghề nghiệp trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được khóa học tiếng Anh pháp lý nâng cao chất lượng thực tế lại là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay.