Bản So sánh Nghị định 57/2025/NĐ-CP và Nghị định 80/2024/NĐ-CP

Bản So sánh Nghị định 57/2025/NĐ-CP và Nghị định 80/2024/NĐ-CP giúp hiểu rõ hơn sự thay đổi về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.

Những quy định mới tại Nghị định 57/2025/NĐ-CP so với Nghị định 80/2024/NĐ-CP 

Nghị định 57/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn được ban hành và có hiệu lực ngày 03/3/2025. Nghị định 57/2025/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 80/2024/NĐ-CP có nhiều điểm mới đáng chú ý. Cụ thể như:

(1) Về cơ chế bán điện trực tiếp

- Bổ sung quy định: mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán điện năng được thực hiện giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn

- Bổ sung quy định: khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) ký hợp đồng mua bán điện với Công ty Điện lực để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện.

- Bỏ quy định: khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với đơn vị được ủy quyền/phân cấp của Tổng công ty Điện lực.

(2) Về các yêu cầu chung đối với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn, bổ sung quy định về:

- Yêu cầu đối với khách hàng sử dụng điện lớn tại thời điểm nộp hồ sơ tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp:

  • TH đã sử dụng điện từ 12 tháng trở lên: tổng sản lượng điện tiêu thụ bình quân trong 12 tháng gần nhất không thấp hơn mức sản lượng tiêu thụ điện của khách hàng sử đụng diện lớn tại Quy định vận hành thị trườn bán buôn điện cạnh tranh cho Bộ Công Thương ban hành.
  • TH có thời gian sử dụng điện dưới 12 tháng: sản lượng điện đăng ký tính theo sản lượng tiêu thụ điện dự kiến mua không thấp hơn mức sản lượng tiêu thụ điện của khách hàng sử dụng điện lớn tại Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.

- Điều kiện để khách hàng sử dụng điện lớn tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp năm N+1:

  • TH tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp dưới 12 tháng: được tiếp tục tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp năm N+1.
  • TH tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp từ 12 tháng trở lên: phải có sản lượng tiêu thụ điện bình quân từ tháng 11 năm N-1 đến hết tháng 10 năm N không thấp hơn mức sản lượng tiêu thụ điện của khách hàng sử dụng điện lớn tại Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
ban-so-sanh-nghi-dinh-57-2025-nd-cp-va-nghi-dinh-80-2024-nd-cp

Cách mua bản So sánh Nghị định 57/2025/NĐ-CP và Nghị định 80/2024/NĐ-CP

🎯 Phí tải bản So sánh: 299.000 đồng (Mức giá này chỉ áp dụng trước ngày 01/5/2025)

🎯 Thông tin chuyển khoản:

  • Số tài khoản: 0451000475999 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thành Công, Hà Nội.
  • Đơn vị nhận tiền: Công ty Cổ phần Truyền thông Luật Việt Nam
  • Nội dung thanh toán: Phi mua ban so sanh Nghi dinh 57
  • Hoặc quét mã QR dưới đây để chuyển khoản nhanh hơn:
  • stk_luatvietnam_0404092102

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thường đối mặt với nguy cơ bị từ chối, dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp từ chối hoàn toàn có thể tránh được. Việc hiểu rõ các căn cứ từ chối nhãn hiệu thường gặp tại Việt Nam - như xung đột với các nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng các thuật ngữ chung chung/mô tả, hoặc vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội - giúp người nộp đơn chủ động giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Cách tiếp cận chủ động này giúp phản hồi hiệu quả hơn trước các thông báo từ chối và cuối cùng, giúp cho quá trình đăng ký nhãn hiệu thành công và hiệu quả hơn.

Đã có bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024

Đã có bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024

Đã có bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/7/2025. Để giúp quý khách hàng dễ dàng nắm bắt và áp dụng các quy định mới, LuatVietnam đã cập nhật bản so sánh Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 với các văn bản đã được ban hành.

Đã có bản so sánh Thông tư 06/2025/TT-BTNMT về nước thải công nghiệp

Đã có bản so sánh Thông tư 06/2025/TT-BTNMT về nước thải công nghiệp

Đã có bản so sánh Thông tư 06/2025/TT-BTNMT về nước thải công nghiệp

Thông tư 06/2025/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sẽ có hiệu lực từ 01/9/2025. Và để thuận tiện cho việc áp dụng của quý khách hàng, LuatVietnam đã cập nhật bản so sánh Thông tư 06/2025/TT-BTNMT với các văn bản trước đó.