So sánh Nghị định 153/2020/NĐ-CP và Nghị định 163/2018/NĐ-CP

Từ việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 153/2020/NĐ-CP liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp với nhiều điểm mới nổi bật. Dưới đây là bảng so sánh giữa Nghị định 153/2020/NĐ-CP và Nghị định 163/2018/NĐ-CP.

SO SÁNH ĐIỂM MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH 153/2020/NĐ-CP VỚI NGHỊ ĐỊNH 163/2018/NĐ-CP VỀ CHÀO BÁN, GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP RIÊNG LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ.

Nghị định 153/2020/NĐ-CP

Nghị định 163/2018/NĐ-CP

1. Chỉ nhà đầu tư chuyên nghiệp mới được mua trái phiếu doanh nghiệp

Khoản 1 Điều 8

- Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.

- Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.

Khoản 1 Điều 8

Đối tượng mua trái phiếu là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2. Quy định thêm quyền lợi của nhà đầu tư

Điểm a khoản 3 Điều 8:

Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định này; được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu.

Điều 9

Chỉ quy định 02 quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu bao gồm:

- Được doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và bảo đảm việc thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu khi phát hành.

- Được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại, thừa kế, chiết khấu và sử dụng trái phiếu làm tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại theo quy định của pháp luật.

3. Điều kiện chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền

Điểm b khoản 1 Điều 9

Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.

Điểm d khoản 2 Điều 10

Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng

4. Điều kiện chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm chứng quyền

Điểm d khoản 3 Điều 9

Chỉ giới hạn số lượng các đợt chào bán đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ cụ thể: Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.

Kèm theo đó, quy định điều kiện phát hành trái phiếu thành nhiều đợt: Có nhu cầu huy động vốn thành nhiều đợt phù hợp với mục đích phát hành trái phiếu được phê duyệt

Điểm d khoản 2 Điều 10

Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng

5. Thời hạn để Uỷ ban chứng khoán chấp thuận hồ sơ chào bán trái phiếu

Điểm b khoản 2 Điều 11

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ chào bán trái phiếu quy định tại điểm a khoản này đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trước đây không quy định

6. Hồ sơ chào bán trái phiếu

Điểm c khoản 2 Điều 12

Yêu cầu bổ sung một số hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành cụ thể: Hợp đồng ký kết với tổ chức tư vấn về hồ sơ chào bán trái phiếu, với tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu, với tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu Đồng thời tại điểm c, khoản 1 Điều 13 quy định doanh nghiệp phải có văn bản cam kết đáp ứng các điều kiện chào bán

Trước đây không quy định

7. Bổ sung một số quy định về phương án phát hành trái phiếu

Khoản 1 Điều 13

- Bổ sung nội dung về chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp trong 3 năm liền kề: Dư nợ trái phiều/vốn chủ sở hữu. Bổ sung tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và danh sách nhà đầu tư chiến lược đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi và phát hành trái phiếu kèm chứng quyền.

- Phương án phát hành phải ghi rõ mục đích phát hành: Mục đích phát hành trái phiếu bao gồm các thông tin cụ thể về chương trình, dự án đầu tư; các hoạt động sản xuất, kinh doanh cần bổ sung vốn; nguồn vốn được cơ cấu (cụ từng khoản nợ hoặc vốn chủ sở hữu được cơ cấu, giá trị của khoản nợ hoặc vốn chủ sở hữu được cơ cấu). Riêng đối với tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, mục đích phát hành trái phiếu bao gồm để tăng vốn cấp 2 hoặc để cho vay, đầu tư hoặc sử dụng cho mục đích theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trước đây không quy định

8. Phương thức phát hành trái phiếu: Quy định từng khái niệm cụ thể cho các phương thức.

Khoản 1 Điều 14

- Đấu thầu phát hành: là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành.

- Bảo lãnh phát hành: là phương thức bán trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư mua trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành.

- Đại lý phát hành: là phương thức doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho nhà đầu tư mua trái phiếu.

- Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng.

Khoản 1 Điều 15

Chỉ liệt kê các phương thức mà không quy định rõ khái niệm.

9. Rút ngắn thời gian đăng ký, lưu ký trái phiếu

Điều 15

Thời hạn đăng ký và lưu ký trái phiếu xuống còn 05 ngày làm việc.

Điều 16

Thời hạn đăng ký và lưu ký trái phiếu là 10 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt phát hành.

10. Giao dịch trái phiếu

Khoản 1 Điều 16

Trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ chỉ được giao dịch giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

Khoản 8 Điều 6

Trái phiếu doanh nghiệp bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau thời gian nêu trên, trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư; trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác.

11. Thay đổi thời hạn công bố thông tin trước đợt phát hành trái phiếu

Khoản 1 Điều 19

Trong thời hạn 01 ngày làm việc trước ngày phát hành trái phiếu.

Khoản 1 Điều 22

Tối thiểu 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đợt phát hành trái phiếu.

12. Thay đổi thời hạn công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu

Điểm d khoản 2 Điều 11

10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, doanh nghiệp báo cáo kết quả chào bán .

Khoản 1 Điều 23

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trái phiếu.

13. Điều kiện phát hành trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền

Điểm d khoản 1 Điều 25

Tuân thủ quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh và pháp luật về quản lý ngoại hối;

Điểm d khoản 1 Điều 18

Đáp ứng quy định về quản lý ngoại hối và quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;

14. Hồ sơ chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải gửi cho Uỷ ban chứng khoán

Khoản 2 Điều 26:

Phân tách ra 02 đối tượng, trong đó đối với chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán:

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ chào bán trái phiếu theo quy định tại Điều 27 Nghị định này và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Khoản 1 Điều 27

Chỉ quy định chung là khi doanh nghiệp dự kiến tổ chức đợt phát hành ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp phát hành gửi nội dung công bố thông tin trước đợt phát hành theo hình thức hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử đến Sở Giao dịch Chứng khoán.

15. Quy định mới về hồ sơ chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế

Khoản 2 Điều 27

Hồ sơ chào bán trái phiếu bao gồm các tài liệu cơ bản sau:

- Phương án chào bán trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

- Giấy xác nhận tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận hạn mức phát hành nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia.

- Quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của cấp có thẩm quyền.

- Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế trong trường hợp thị trường phát hành yêu cầu.

- Hồ sơ đăng ký chào bán với cơ quan có thẩm quyền tại thị trường phát hành hoặc ý kiến pháp lý của công ty tư vấn luật quốc tế về việc doanh nghiệp không phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nước sở tại khi phát hành trái phiếu.

- Đối với chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngoài các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản này, hồ sơ chào bán trái phiếu còn bao gồm:

- Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

- Bản sao Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty phê duyệt hồ sơ chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Trước đây không quy định

16. Quy định chi tiết trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước

Điều 40

- Hướng dẫn việc chào bán trái phiếu của tổ chức tín dụng, hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng.

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng huy động vốn từ phát hành trái phiếu; giám sát việc tổ chức tín dụng cam kết mua lại trái phiếu của doanh nghiệp khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn.

- Phối hợp với Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) trong việc kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ đấu thầu, đại lý phát hành trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

- Thực hiện quản lý nhà nước về ngoại hối và vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Điều 32

- Hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện phát hành trái phiếu theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và quy định tại Nghị định này.

- Hướng dẫn các nội dung về quản lý ngoại hối liên quan đến việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

17. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Khoản 5 Điều 34:

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu không tuân thủ quy định tại Nghị định này tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và quy định của pháp luật có liên quan.

Trước đây không quy định


Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6192 để được giải đáp chi tiết.

>> So sánh Luật Chứng khoán 2019 với Luật Chứng khoán 2006 sửa đổi, bổ sung 2010

Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem chi tiết phân tích so sánh này. Nếu Quý khách chưa có tài khoản, vui lòng đăng ký tại đây!
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?