So sánh Nghị định 47/2021/NĐ-CP và Nghị định 81/2015/NĐ-CP

Mới đây, chính phủ đã ban hành Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp. Trong đó, tại Chương V của Nghị định này có quy định về công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp nhà nước với nhiều điểm mới so với Nghị định 81/2015/NĐ-CP.

Nghị định 47/2021/NĐ-CP

(có hiệu lực từ ngày 01/04/2021)

Nghị định 81/2015/NĐ-CP

(có hiệu lực từ ngày 05/11/2015 và hết hiệu lực từ ngày 01/04/2021)

Lưu ý: Việc công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước trước ngày 01/04/2021 được điều chỉnh bởi riêng Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nhà nước. Từ ngày 04/01/2021, nội dung này chỉ được quy định tại Chương V Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

1. Sửa đổi quy định về phương tiện công bố thông tin

Khoản 2 Điều 21:

Các phương tiện báo cáo, công bố thông tin bao gồm:

- Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

- Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

- Cổng thông tin doanh nghiệp.

=> Như vậy, thông tin của doanh nghiệp không cần phải công bố đồng thời trên nhiều phương tiện và theo từng đối tượng.

Khoản 3 Điều 5:

Việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời qua các phương tiện công bố thông tin sau:

- Đối với doanh nghiệp: Báo cáo bằng văn bản, cổng hoặc trang thông tin điện tử, ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật;

- Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước: Hệ thống tiếp nhận thông tin, cổng hoặc trang thông tin điện tử, ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật;

- Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hệ thống tiếp nhận thông tin, Cổng thông tin doanh nghiệp của Bộ (http://www.business.gov.vn), ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật.

2. Bãi bỏ ngôn ngữ công bố thông tin là tiếng Việt và các ngôn ngữ khác

Không còn quy định

Điều 6:

Ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin của doanh nghiệp là tiếng Việt. Trường hợp quy định công bố thông tin bổ sung bằng ngôn ngữ khác, ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin bao gồm tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo quy định.

3. Thêm đối tượng phải công bố thông tin định kỳ của doanh nghiệp

Khoản 2 Điều 23:

Bổ sung thêm quy định về thông tin công bố định kỳ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, cụ thể, các doanh nghiệp này phải định kỳ công bố các thông tin.

Điều 10:

Chỉ quy định các thông tin phải công bố định kỳ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

4. Định dạng báo cáo công bố thông tin

Khoản 3 Điều 20:

(Quy định mới)

Báo cáo công bố thông tin được xây dựng theo đúng mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này và được chuyển sang dữ liệu dưới dạng điện tử (định dạng file là PDF, Word, Exel)

Không quy định

5. Bỏ thời hạn xem xét tạm hoãn công bố thông tin

Khoản 2 Điều 23:

Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định việc tạm hoãn công bố thông tin và thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Khoản 3 Điều 7:

Thời hạn xem xét, quyết định việc tạm hoãn công bố thông tin là năm (05) ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được đề nghị tạm hoãn công bố thông tin của doanh nghiệp và thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát chung.

6. Tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin

Điều 22:

(Quy định mới)

Quy định chi tiết về tài khoản công bố thông tin

Không quy định

7. Sửa đổi về thời hạn công bố thông tin công bố bất thường

Điều 24:

Việc công bố thông tin công bố bất thường và thông báo đến đại diện chủ sở hữu được công bố trước 36 giờ trước khi xảy ra sự kiện.

Điều 21:

- Thời hạn báo cáo các thông tin bất thường cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư là không muộn hơn 24 giờ;

- Thời hạn công khai các thông tin bất thường là không muộn hơn 36 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự kiện.

8. Bổ sung và bãi bỏ các thông tin phải công bố định kỳ

Khoản 1 Điều 23:

- Bổ sung: Thông tin cơ bản về doanh nghiệp và Điều lệ công ty;

- Bãi bỏ: Chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.

Không quy định

9. Thời điểm công bố thông tin vào ngày nghỉ

Khoản 3 Điều 21:

(Quy định mới)

Trường hợp thời điểm thực hiện công bố thông tin trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin vào ngày làm việc đầu tiên ngay sau ngày nghỉ, ngày lễ kết thúc.

Không quy định

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> So sánh Luật Chứng khoán 2019 với Luật Chứng khoán 2006 sửa đổi, bổ sung 2010

Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem chi tiết phân tích so sánh này. Nếu Quý khách chưa có tài khoản, vui lòng đăng ký tại đây!
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục