Ép người khác làm việc có thể đi tù 12 năm

Tình trạng ép buộc người lao động phải làm việc trong các doanh nghiệp hiện nay ngày một đáng báo động. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, pháp luật đã có nhiều quy định để giải quyết vấn đề này.

Cưỡng bức lao động là hành vi bị cấm

Theo quy định tại Điều 3 Bộ luật Lao động mới nhất 2012, cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.

Theo đó, mọi hành vi đe dọa, uy hiếp, ép buộc bằng bất cứ thủ đoạn nào cũng đều bị pháp luật nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2012.

Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2012, người lao động chỉ phải làm việc không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Tuy nhiên, người sử dụng lao động có thể yêu cầu làm thêm giờ trong trường hợp có được sự đồng ý của người lao động.

Nhưng lưu ý rằng, tổng số thời gian làm thêm giờ không được quá 200 giờ trong 01 năm. Trong một số trường hợp đặc biệt thì không quá 300 giờ trong 01 năm.

Ngoài ra, sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ và phải trả số tiền làm thêm giờ theo quy định.

Chi tiết xem thêm tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2012.

ép người khác làm việc

Ép người khác làm việc có thể đi tù 12 năm (Ảnh minh họa)


Ép người khác làm việc có thể đi tù …12 năm

Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người sử dụng lao động nếu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án, chưa xóa án tích mà còn vi phạm

- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 01 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% - 60%

Nghiêm trọng hơn, người sử dụng lao động có thể bị phạt lên đến 12 năm tù nếu:

- Làm chết 02 người trở lên

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xem thêm:

Người lao động có được từ chối làm thêm giờ?

Lương làm thêm giờ có phải chịu thuế TNCN?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Mức phạt với người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả ngày Tết

Những ngày gần Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân đối với các loại bánh kẹo, thực phẩm là rất lớn. Nhân cơ hội này, nhiều người đã sản xuất, buôn bán các loại hàng giả để kiếm lời. Vậy buôn bán hàng giả ngày Tết bị phạt thế nào?