Người che giấu tội phạm có phải là đồng phạm?

Nếu không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, hủy hoại dấu vết, tang vật hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội che giấu tội phạm.


Che giấu tội phạm là gì? Người che giấu tội phạm có phải là đồng phạm?

Căn cứ Điều18 Bộ luật Hình sự 2015, che giấu tội phạm là việc không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết việc tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, hủy hoại dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.

Cụ thể, hành vi che giấu tội phạm có thể là: Chứa chấp người phạm tội, tạo điều kiện cho người phạm tội lẩn trốn, giúp người phạm tội xoá dấu vết tội phạm, hủy hoại tang vật...

Bên cạnh đó, cũng theo khoản 1 Điều 18, người thực hiện hành vi che giấu tội phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

Khác với che giấu tội phạm, Điều 17 Bộ luật hình sự quy định về đồng phạm như sau:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Theo quy định trên, đồng phạm là trường hợp phải có từ 02 người trở lên cùng thực hiện một tội phạm. Đặc điểm của đồng phạm là phải biết trước hoặc trực tiếp tham gia thực hiện tội phạm. Trong khi đó, người thực hiện hành vi che giấu tội phạm thì có thể không biết trước hành vi phạm tội và cũng không thực hiện tội phạm.

Vì vậy, người không hứa hẹn trước mà che giấu tội phạm thì không phải đồng phạm. Tuy nhiên, nếu biết về việc thực hiện tội phạm mà cố ý thúc đẩy, kích động, tạo điều kiện cho người phạm tội, đồng thời hứa hẹn với người phạm tội sẽ che giấu tội phạm thì người che giấu tội phạm lúc này có thể bị coi là đồng phạm với vai trò người xúi giục hoặc giúp sức.

nguoi che giau toi pham co phai dong phamNgười che giấu tội phạm có phải là đồng phạm? (Ảnh minh họa)

Che giấu tội phạm bị phạt thế nào?

Theo Điều 18 Bộ luật Hình sự, người che giấu tội phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội che giấu tội phạm.

Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định tại Điều 389.

Cụ thể, Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội che giấu tội phạm như sau:

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;

b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;

c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;

d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;

đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;

e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;

g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;

h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;

i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;

k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425

2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Theo đó, người có hành vi che giấu các tội giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… thì bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác để bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm.

Trên đây là một số thông tin về che giấu tội phạm có phải là đồng phạm? Nếu gặp vướng mắc cần giải đáp về lĩnh vực hình sư, độc giả có thể thể gọi tới tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm: 5 điểm khác biệt

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.