Tới đây, xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào? (Dự kiến)

Tới đây, dự kiến xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào? Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Tới đây, xã phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào? (Dự kiến)

xã phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, xã phường sau sáp nhập phải đạt mức dân số nào
Tới đây, xã phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào? (Ảnh minh họa)

Vừa qua, Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) đang được Bộ Tư pháp thẩm định (sau đây gọi là dự thảo Nghị quyết).

Theo đó, dự kiến 05 tiêu chuẩn về diện tích và dân số mà cấp xã cần phải đạt sau sáp nhập được quy định tại Điều 6 dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính quy định như sau:

(1) Xã mới sau sắp xếp cần có đồng thời diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt từ 300% trở lên tiêu chuẩn của xã quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Riêng với các xã miền núi, vùng cao/ xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền mà có từ 30% trở lên là người dân tộc thiểu số: Mức tối thiểu dân số tại xã là 7.500 người.

(2) Phường mới sau sắp xếp có đồng thời diện tích tự nhiên từ 35km trở lên; quy mô dân số từ 50.000 người trở lên; riêng phường ở miền núi, vùng cao có quy mô dân số từ 35.000 người trở lên.

(3) Trường hợp sắp xếp từ 04 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới: Không phải đánh giá tiêu chuẩn về diện tích và dân số theo quy định.

(4) Trường hợp việc sắp xếp ĐVHC đã phù hợp với định hướng của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các quy định của Nghị quyết này: Không xem xét điều kiện và không đánh giá tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

(5) Tổng số lượng đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp giảm tối thiểu 70% và giảm tối đa 75% so với tổng số lượng đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trường hợp đặc biệt không thể đáp ứng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Dự thảo Nghị quyết thì Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Nói tóm lại: Tới đây, xã, phường mới sau sáp nhập cần có diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt từ 300% trở lên so với tiêu chuẩn của cấp cơ sở hiện hành.

Lưu ý: Theo Điều 3 dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính, Bộ Chính trị đã thống nhất nguyên tắc, khi sáp nhập phường với các đơn vị hành chính cùng cấp thì đơn vị sau sắp xếp sẽ là phường. Trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp là xã.

Dự thảo cũng nêu trường hợp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã làm thay đổi địa giới cấp huyện thì sẽ không cần phải xem xét điều kiện, tiêu chuẩn và không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện mà xã đó trực thuộc.

2. Những xã nào thuộc diện sáp nhập trong thời gian tới?

Hiện nay, theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã được chia thành 02 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ 2023 - 2025

Đã hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn này với tổng cộng 51 địa phương trên cả nước đã thực hiện việc sắp xếp (theo Báo cáo 8677/BC-BNV ngày 31/12/2024 của Bộ Nội vụ).

Giai đoạn 2: Từ 2026 - 2030

Tiến hành sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã thuộc diện không đạt tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số gồm:

- ĐVHC cấp huyện, xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng.

- ĐVHC cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng.

- ĐVHC cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng.

Nói tóm lại, những xã nằm trong 02 trường hợp dưới đây sẽ thuộc diện bị sáp nhập trong giai đoạn 2026 - 2030:

(1) Xã có diện tích tự nhiên và quy mô dân số <100% tiêu chuẩn.

(2) Xã có diện tích tự nhiên <30% và quy mô dân số <300% tiêu chuẩn.

xã phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, xã phường sau sáp nhập phải đạt mức dân số nào
Xã có diện tích và quy mô dân số <100% tiêu chuẩn sẽ thuộc diện sáp nhập (Ảnh minh họa)

3. Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã (xã, phường, thị trấn)

Hiện nay, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã (xã, phường, thị trấn) được quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 như sau:

Đơn vị hành chính

Tiêu chuẩn

* Quy mô dân số:

- Xã miền núi, vùng cao ≥ 5.000 người

- Xã không thuộc miền núi, vùng cao ≥ 8.000 người

* Diện tích tự nhiên:

- Xã miền núi, vùng cao ≥ 50 km2 

- Xã không thuộc miền núi, vùng cao ≥ 30 km2 

Phường

* Quy mô dân số:

- Phường thuộc quận từ 15.000 người trở lên;

- Phường thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương từ 7.000 người trở lên;

- Phường thuộc thị xã từ 5.000 người trở lên.

* Diện tích tự nhiên: Từ 5,5 km2 trở lên.

- Cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Đạt quy định theo Phụ lục ban hành kèm Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị: Đạt các tiêu chuẩn về phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại bảng 2A Phụ lục 2 của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.

- Trường hợp thành lập phường: Phải có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận việc đạt tiêu chuẩn đối với khu vực dự kiến thành lập phường.

Thị trấn

- Quy mô dân số: Từ 8.000 người trở lên.

- Diện tích tự nhiên: Từ 14 km2 trở lên.

- Đã được công nhận là đô thị loại IV/loại V; hoặc khu vực dự kiến thành lập thị trấn đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại IV/loại V.

- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Đạt quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.

Lưu ý:

(1) Đơn vị hành chính nông thôn có 30% dân số là dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia: Mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng.

Cứ thêm 10% dân số là dân tộc thiểu số: Được giảm thêm 5% nhưng tối thiểu phải đạt 20% mức quy định với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định bình thường.

(2) Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển được xác nhận theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13; tiêu chuẩn còn lại thực hiện theo quy định bình thường.

(3) Đơn vị hành chính nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn diện tích tự nhiên bằng 70% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục này.

(4) Đối với đơn vị hành chính nông thôn có nhiều yếu tố đặc thù thì mỗi tiêu chuẩn chỉ được áp dụng mức giảm tương ứng với một yếu tố đặc thù quy định tại (1), (2) và (3) trên.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về vấn đề "Tới đây, xã phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đặc biệt lưu ý 4 điều này khi đổi Căn cước hết hạn

Người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đặc biệt lưu ý 4 điều này khi đổi Căn cước hết hạn

Người sinh năm 2000, 1985, 1965 phải đặc biệt lưu ý 4 điều này khi đổi Căn cước hết hạn

Năm 2025, những người sinh năm 2000, 1985, 1965 cần đi làm thẻ Căn cước mới trước khi thẻ cũ hết thời hạn sử dụng. Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ cập nhật đến người dân 04 điều cần phải lưu ý khi đổi Căn cước hết hạn để thủ tục cấp đổi diễn ra nhanh chóng nhất. 

Những loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính?

Những loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính?

Những loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính?

Hiện Bộ Nội vụ đã trình phương án sáp nhập các tỉnh, thành. Dự kiến, nếu được thông qua, cấp huyện sẽ dừng hoạt động từ 01/7/2025; 01/9/2025 cấp tỉnh mới chính thức hoạt động. Vậy khi sáp nhập ĐVHC những loại giấy tờ nào phải thực hiện cấp đổi lại?

Những loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính?

Những loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính?

Những loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính?

Hiện Bộ Nội vụ đã trình phương án sáp nhập các tỉnh, thành. Dự kiến, nếu được thông qua, cấp huyện sẽ dừng hoạt động từ 01/7/2025; 01/9/2025 cấp tỉnh mới chính thức hoạt động. Vậy khi sáp nhập ĐVHC những loại giấy tờ nào phải thực hiện cấp đổi lại?

Sáp nhập tỉnh, xã: Người dân có cần đổi giấy tờ tùy thân?

Sáp nhập tỉnh, xã: Người dân có cần đổi giấy tờ tùy thân?

Sáp nhập tỉnh, xã: Người dân có cần đổi giấy tờ tùy thân?

Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, thông tin trong giấy tờ tùy thân cũ của nhân dân không còn khớp với địa chỉ mới. Do vậy, vấn đề "sáp nhập tỉnh xã có cần đổi giấy tờ tùy thân không" đang là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay.