Thủ tục đổi tên ĐVHC cấp tỉnh thực hiện như thế nào từ 01/7/2025?

Sáp nhập xã, sáp nhập tỉnh và việc đổi tên sau sáp nhập là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây là thông tin về thủ tục đổi tên đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh từ 01/7/2025.

Ai có thẩm quyền quyết định đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh?

Căn cứ tại Điều 9 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) (dự thảo này nếu thông qua sẽ có hiệu lực từ 01/7/2025) thì thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cụ thể như sau:

- Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi sáp nhập tỉnh Quốc hội có thẩm quyền quyết định đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Có thể thấy, thẩm quyền quyết định đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh không thay đổi so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành.

Thủ tục đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 01/7/2025
Thủ tục đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 01/7/2025 (Ảnh minh họa)

Thủ tục đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 01/7/2025

Căn cứ tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về trình tự, thủ tục đổi tên đơn vị hành chính như sau:

Bước 1: Tổ chức xây dựng đề án sáp nhập tỉnh

Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:

- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

Bước 2: Lấy ý kiến nhân dân về đề án sáp nhập tỉnh

Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.

Bước 3: Hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách  nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp cơ sở (hiện hành là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

Bước 4: Thẩm định, thẩm tra đề án sáp nhập tỉnh

Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải  thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trên đây là thông tin về thủ tục đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 01/7/2025.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Những loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính?

Những loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính?

Những loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính?

Hiện Bộ Nội vụ đã trình phương án sáp nhập các tỉnh, thành. Dự kiến, nếu được thông qua, cấp huyện sẽ dừng hoạt động từ 01/7/2025; 01/9/2025 cấp tỉnh mới chính thức hoạt động. Vậy khi sáp nhập ĐVHC những loại giấy tờ nào phải thực hiện cấp đổi lại?

Sáp nhập tỉnh, xã: Người dân có cần đổi giấy tờ tùy thân?

Sáp nhập tỉnh, xã: Người dân có cần đổi giấy tờ tùy thân?

Sáp nhập tỉnh, xã: Người dân có cần đổi giấy tờ tùy thân?

Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, thông tin trong giấy tờ tùy thân cũ của nhân dân không còn khớp với địa chỉ mới. Do vậy, vấn đề "sáp nhập tỉnh xã có cần đổi giấy tờ tùy thân không" đang là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay.

Những loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính?

Những loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính?

Những loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính?

Hiện Bộ Nội vụ đã trình phương án sáp nhập các tỉnh, thành. Dự kiến, nếu được thông qua, cấp huyện sẽ dừng hoạt động từ 01/7/2025; 01/9/2025 cấp tỉnh mới chính thức hoạt động. Vậy khi sáp nhập ĐVHC những loại giấy tờ nào phải thực hiện cấp đổi lại?

Sáp nhập tỉnh, xã: Người dân có cần đổi giấy tờ tùy thân?

Sáp nhập tỉnh, xã: Người dân có cần đổi giấy tờ tùy thân?

Sáp nhập tỉnh, xã: Người dân có cần đổi giấy tờ tùy thân?

Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, thông tin trong giấy tờ tùy thân cũ của nhân dân không còn khớp với địa chỉ mới. Do vậy, vấn đề "sáp nhập tỉnh xã có cần đổi giấy tờ tùy thân không" đang là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay.