Tự ý nhận trông trẻ mùa dịch, phạt đến 20 triệu đồng

Khi dịch bệnh do vi rút Corona đang có những diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành đã cho học sinh nghỉ học thêm 01 tuần để tránh dịch bệnh lây lan. Không có người trông con, nhiều cha mẹ phải tìm đến các dịch vụ trông trẻ tự phát tại nhà.


Muốn giữ trẻ phải được cấp phép

Hiện nay, việc thành lập các cơ sở trông giữ trẻ được Nhà nước quản lý nghiêm ngặt. Từ cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên… đều phải đáp ứng những điều kiện nhất định do luật định.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 12 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều kiện thành lập nhóm trẻ, trường mẫu giáo độc lập phải đáp ứng được những điều kiện sau:

- Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình;
- Có giáo viên đạt trình độ;
- Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu đúng quy định. Chẳng hạn, phải có bếp ăn riêng, diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đảm bảo ít nhất 1,5 m2/trẻ; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ, có phòng vệ sinh ít nhất 0,4 m2/trẻ...

Khi đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định, người có ý định thành lập nhóm trẻ phải gửi đầy đủ hồ sơ xin thành lập cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ quyết định cấp phép hay không trên cơ sở có ý kiến bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo.

Tràn ngập dịch vụ tự ý nhận trông trẻ mùa dịch
Tràn ngập dịch vụ tự ý nhận trông trẻ mùa dịch

 

Tự ý nhận trông trẻ mùa dịch, bị phạt đến 20 triệu đồng

Tại Hà Nội, đến tối 02/02/2020 mới phát đi thông báo cho học sinh nghỉ học 01 tuần để phòng dịch khiến nhiều phụ huynh “lúng túng” không biết gửi con ở đâu. Các nhóm trông trẻ tự phát mọc ra có lẽ cũng dựa trên nhu cầu khá chính đáng của những người không thể gửi con cho ông bà hoặc nghỉ làm để trông con. Tuy nhiên, việc tự ý nhận trông trẻ khi không được cấp phép khiến những người giữ trẻ phải đối mặt với mức phạt nặng.

Cụ thể, Điều 34 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với những cơ sở trông trẻ hoạt động mà không đăng ký thành lập hoặc không có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, sẽ bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Trên thực tế, khi gửi con ở những cơ sở tự phát không đáp ứng được cơ sở vật chất, trình độ giáo viên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế, phụ huynh cần có kế hoạch trông giữ trẻ để đối phó với tình hình bệnh dịch có thể sẽ kéo dài.

>> Chính thức: Tất cả học sinh Hà Nội, TP. HCM được nghỉ học 1 tuần

Tình Nguyễn

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.

Có đúng cha mẹ lấy tiền lì xì của con bị phạt 1 triệu đồng?

Có đúng cha mẹ lấy tiền lì xì của con bị phạt 1 triệu đồng?

Có đúng cha mẹ lấy tiền lì xì của con bị phạt 1 triệu đồng?

Mừng tuổi hay lì xì cho trẻ là nét đẹp văn hóa của nước ta mỗi dịp Tết đến xuân về. Và thông thường, số tiền mừng tuổi của con luôn được cha mẹ “giữ hộ”. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, khi muốn tiêu tiền của con, có một số quy định cha, mẹ cần lưu ý.