Có lẽ bởi “tiếng pháo giao thừa báo năm mới đã vê” nên cứ mỗi dịp Tết đến nhiều người tổ chức đốt pháo, theo đó, cần phải biết loại pháo nào được đốt ngày Tết mà không phạm luật.
Các loại pháo được đốt vào dịp Tết Nguyên đán
Trước tiên, cần khẳng định nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước, trừ các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP sau:
- Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
- Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa;
- Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự;
- Các sản phẩm như: Pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.
Như vậy, trong dịp Tết mọi người được phép sử dụng các loại pháo sau:
Pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại);
- Pháo điện;
Pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại;
- Các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật không gây nên tiếng nổ;
Ngoài ra, mọi người cũng được dùng que hương phát sáng trong dịp Tết.
Pháo nào được đốt ngày Tết mà không phạm luật? (Ảnh minh họa)
Sử dụng pháo trái phép bị xử lý thế nào?
Việc đốt pháo trái phép tùy theo mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể,
Xử phạt hành chính
Theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép đồng thời tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Xử lý hình sự
Hành vi đốt pháo còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015.
Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.
>> Các địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2020
Hậu Nguyễn