Đừng quên kiểm tra thời hạn sử dụng của 5 loại giấy tờ này

Có những loại giấy tờ mọi người thường mang bên mình hàng ngày nhưng lại ít để ý xem chúng có còn giá trị sử dụng không. Dưới đây, là thời hạn sử dụng của 5 loại giấy tờ thường gặp nhất mọi người cần lưu ý.

1. Giấy Chứng minh nhân dân

Chứng minh nhân dân (CMND) có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND với một số CMND riêng (Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP)

Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số CMND vẫn là số CMND đã cấp ban đầu.

Trường hợp dùng CMND quá hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9  Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Xem chi tiết: Mức phạt khi dùng CMND quá hạn


2. Thẻ Căn cước công dân

Hiện nay, công dân được cấp thẻ Căn cước công dân thay cho CMND. Theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2016, thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Theo đó, công dân phải thực hiện đổi Căn cước công dân khi 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi.

Lưu ý, trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước độ tuổi nêu trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ví dụ: Cấp mới thẻ căn cước khi 23 tuổi thì được sử dụng đến năm 40 tuổi mới phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước công dân.


3. Thẻ ATM nội địa

thời hạn sử dụng của các loại giấy tờ thường gặp
Thời hạn sử dụng của các loại giấy tờ thường gặp (Ảnh minh họa)

Ngoài một số ngân hàng phát hành thẻ ATM nội địa vô thời hạn thì cũng có nhiều ngân hàng phát hành thẻ ATM nội địa có thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng thẻ ATM là thời hạn được tính từ lúc phát hành thẻ.

Thông thường thẻ ATM nội địa có thời hạn từ 3 năm trở lên, như:

- Ngân hàng Vietcombank: thẻ ATM nội địa có thời hạn sử dụng là 7 năm;

- Ngân hàng Agribank: thẻ ATM nội địa có thời hạn sử dụng là 5 năm;

- Ngân hàng quốc tế VIB: thẻ ATM nội địa có thời hạn sử dụng là 8 năm.


4. Giấy phép lái xe

- Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3: Không có thời hạn

- Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam. Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp.

Theo đó, giấy phép lái xe máy hạng A1 thì không có thời hạn còn giấy phép lái xe ô tô thông dụng nhất là hạng B1 thì có thời hạn đến đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.

Căn cứ: Thông tư 12/2017/TT-BGTVT


5. Giấy khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe có thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe. Trường hợp khám sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người Việt Nam đến làm việc.

Căn cứ: Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT.

Hậu Nguyễn
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?