Tập quán là gì? Điều kiện áp dụng tập quán là gì?

Tập quán là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong pháp luật. Vậy tập quán là gì? Theo quy định của pháp luật, tập quán được áp dụng trong trường hợp nào? Cần điều kiện gì?


Tập quán là gì? Các trường hợp áp dụng tập quán là gì?

Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa tập quán như sau:

Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

Đồng thời, Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP cũng có định nghĩa về tập quán là thói quen hình thành nếp sống trong xã hội, sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi đó thừa nhận cũng như coi là quy ước chung của cộng đồng để thực hiện theo.

Đặc biệt, chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật cũng không trái đạo đức xã hội. Và trong trường hợp cả pháp luật cùng tập quán đều quy định về một vấn đề thì Toà án sẽ áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mà không áp dụng tập quán.

Do đó, có thể hiểu, tập quán là quy tắc xử sự không mang tính cưỡng chế, xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân; được hình thành tự nhiên, lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong cộng đồng dân cư.

Nước ta với bề dày lịch sử cũng như gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống nên tập quán được áp dụng ở khá nhiều nơi. Trong đó, có thể kể đến một số trường hợp áp dụng tập quán theo quy định tại Bộ luật Dân sự như:

- Xác định họ của cá nhân: Xác định theo họ cha đẻ hoặc mẹ đẻ (nếu có thoả thuận). Trong trường hợp không có thoả thuận thì xác định theo tập quán (khoản 2 Điều 26).

- Xác định dân tộc của cá nhân: Nếu cha mẹ không có thoả thuận thì xác định dân tộc của con theo tập quán. Nếu tập quán của cha và mẹ khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn (khoản 2 Điều 29).

- Nếu súc vật thả rộng theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại theo tập quán. Tuy nhiên, tập quán này phải không được trái pháp luật và đạo đức xã hội (khoản 4 Điều 603)...

Tuy nhiên, cần phải biết rằng, không phải tập quán nào cũng được chấp nhận và thực hiện bởi thực tế có rất nhiều tập quán lạc hậu cần được xoá bỏ và nghiêm cấm. Có thể kể đến các tập quán về hôn nhân và gia đình nêu tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 126/2014/NĐ-CP như:

- Kết hôn khi chưa đủ tuổi.

- Cưỡng ép hoặc cản trở kết hôn do mê tín dị đoan, lá số...

- Đa thê.

- Tục thách cưới cao mang tính chất gả bán: Đòi bạc trắng, tiền mặt... để dẫn cưới...

tap quan la gi


Điều kiện áp dụng tập quán là gì?

Cũng theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể là khoản 2 Điều 5 Bộ luật Dân sự, điều kiện áp dụng tập quán như sau:

- Các bên không có thoả thuận.

- Pháp luật không quy định.

Nếu có hai điều kiện nêu trên, các bên có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán này phải không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật gồm:

- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được phân biệt đối xử trong bất kỳ trường hợp và lý do nào cũng như được pháp luật bảo hộ về quyền nhân thân, tài sản như nhau.

- Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình thực hiện trên tinh thần tự nguyện, tự do thoả thuận, cam kết. Tuy nhiên, thoả thuận, cam kết của các bên phải không được trái luật, đạo đức xã hội.

- Việc thực hiện, chấm dứt quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân phải thực hiện một cách thiện chí, trung thực, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng cũng như của cá nhân, pháp nhân khác.

- Với việc thực hiện hay không thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự của mình, cá nhân, pháp nhân đều phải tự chịu trách nhiệm.

Đồng thời, theo Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự, việc áp dụng tập quán ngoài hai điều kiện nêu trên thì thứ tự ưu tiên áp dụng sẽ căn cứ vào nơi vụ việc dân sự đang giải quyết nếu các bên viện dẫn các tập quán khác nhau.

Nói tóm lại, nếu tập quán không trái nguyên tắc cơ bản của luật, các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể viện dẫn tập quán.

Trên đây là giải thích về vấn đề tập quán là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Giám định chữ viết, chữ ký trong án dân sự: Thủ tục và chi phí

Giám định chữ viết, chữ ký trong án dân sự: Thủ tục và chi phí

Giám định chữ viết, chữ ký trong án dân sự: Thủ tục và chi phí

Chắc hẳn việc giám định chữ viết, chữ ký trong các vụ án dân sự được nhắc đến nhiều nhưng không phải ai cũng biết cụ thể nó là gì? Trường hợp nào bắt buộc phải thực hiện và thủ tục thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.