Được xác định lại dân tộc trong trường hợp nào?

Một cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha hoặc của mẹ và được ghi vào Giấy khai sinh. Vây nếu sau này muốn đổi sang dân tộc khác có được không?


1. Trường hợp được xác định lại dân tộc là gì?

Khi một người sinh ra sẽ mang dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ. Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015trường hợp được xác định lại dân tộc gồm:

- Cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau và giờ người con muốn xác định lại dân tộc để mang dân tộc của người còn lại.

- Con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

Do đó, khi muốn xác định lại dân tộc, để người yêu cầu được mang dân tộc mới thì người này cần thực hiện hai thủ tục:

- Thủ tục xác định lại dân tộc.

- Đính chính dân tộc mới trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

trường hợp được xác định lại dân tộc
Có 2 trường hợp được xác định lại dân tộc (Ảnh minh hoạ)

2. Thủ tục xác định lại dân tộc cho cá nhân mới nhất

Hồ sơ cần chuẩn bị

Khi thuộc trường hợp xác định lại dân tộc, căn cứ vào Điều 28 Luật Hộ tịch 2014, người yêu cầu cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

- Mẫu tờ khai xác định lại dân tộc được ban hành kèm theo phụ lục Thông tư 02/2020/TT-BTP.

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc xác định lại dân tộc: Có thể xuất trình giấy khai sinh của người yêu cầu xác định lại dân tộc, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của bố hoặc của mẹ…

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin xác định lại dân tộc là Bộ phận Một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có yêu cầu cư trú.

Nếu không thể nộp hồ sơ trực tiếp, người yêu cầu có thể nộp hồ sơ qua mạng hoặc thực hiện thông qua uỷ quyền có công chứng, chứng thực trừ trường hợp nhờ bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em, ruột. Tuy nhiên, người đi nộp hộ phải chuẩn bị giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt với cháu.

Thời gian giải quyết

Trong thời gian 03 ngày làm việc, nếu thấy yêu cầu của cháu là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật thì cháu sẽ được cấp trích lục xác định lại dân tộc. Nếu phải xác minh thì thời hạn kéo dài cũng không quá 03 ngày làm việc.

Sau khi xác định lại dân tộc, phải thay đổi thông tin công dân
Sau khi xác định lại dân tộc, phải thay đổi thông tin công dân (Ảnh minh hoạ)

3. Thủ tục chỉnh sửa thông tin dân tộc

Sau khi nhận được trích lục thay đổi thông tin về dân tộc, người yêu cầu phải tiến hành thủ tục chính sửa, cập nhật thông tin này trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cụ thể, thủ tục này thực hiện như sau:

Hồ sơ cần nộp

- Kê khai vào phiếu thu hập thông tin dân cư hoặc phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư.

Hình thức thực hiện

- Phiếu thu thập thông tin dân cư.

- Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư thông qua việc đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc cấp thẻ Căn cước công dân.

- Thực hiện trực tiếp.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện

- Trưởng công an xã.

- Trưởng công an huyện nếu nơi thực hiện không có đơn vị hành chính cấp xã.

Thời gian thực hiện

Hiện nay, Thông tư 59/2021/TT-BCA đang quy định về thủ tục chỉnh sửa thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa nêu thời gian thực hiện. Tuy nhiên, ngay sau khi nhận được yêu cầu của công dân về việc cập nhật thông tin, công an sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin dân cư với thông tin công dân kê khai.

Nếu hồ sơ đầy đủ, thông tin chính xác, công an sẽ ký xác nhận và đóng dấu. Nếu không đầy đủ thông tin hoặc thông tin chưa chính xác thì công dân phải kê khai bổ sung.

Sau khi đã đồng nhất thông tin, công an sẽ thực hiện việc cập nhật thông tin đúng, mới nhất của công dân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, việc lưu hồ sơ tại công an cấp huyện sẽ thực hiện trong thời hạn 02 ngày làm việc.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi trường hợp được xác định lại dân tộc của cá nhân. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.