Công chứng ngoài trụ sở trái luật - tiềm ẩn rủi ro gì?

Để thuận tiện cho khách hàng, nhiều tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng ngoài trụ sở. Vậy công chứng ngoài trụ sở có được phép không? Trường hợp trái luật sẽ tiềm ẩn những rủi ro nào?


Có được công chứng ngoài trụ sở không?

Điều 44 Luật Công chứng năm 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:

- Phải công chứng hợp đồng, giao dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng (Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng).

- Có thể công chứng ngoài trụ sở của Văn phòng/Phòng công chứng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người già yếu, không thể đi lại được.

+ Người đang bị tạm giam, tạp giữ, đang thi hành án phạt tù.

+ Người có lý do chính đáng khác mà không thể đến trụ sở của Phòng/Văn phòng công chứng.

Do đó, theo quy định nêu trên, các bên phải đến tận trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện việc ký hợp đồng công chứng trừ 03 trường hợp nêu trên có thể yêu cầu Công chứng viên công chứng bên ngoài trụ sở của Phòng/Văn phòng công chứng.

Những địa điểm công chứng trong trường hợp này sẽ do các bên thoả thuận với Công chứng viên thực hiện ký công chứng. Trong đó, có thể kể đến ở nhà riêng, trong bệnh viện...

Lưu ý: Khi yêu cầu Công chứng viên công chứng ngoài trụ sở, trong Phiếu yêu cầu công chứng, các bên cần phải nêu rõ lý do yêu cầu công chứng ngoài trụ sở, địa điểm cũng như thời gian yêu cầu công chứng ngoài trụ sở.

Đặc biệt, khi yêu cầu công chứng ngoài trụ sở, ngoài các khoản phí công chứng theo quy định, người yêu cầu công chứng còn phải nộp thêm một khoản thù lao công chứng ngoài trụ sở. Tuy nhiên, mức thù lao cụ thể sẽ do các bên thoả thuận nhưng thường sẽ căn cứ vào khoảng cách, điều kiện, phương tiện đi lại...

cong chung ngoai tru so


Rủi ro khi công chứng ngoài trụ sở trái quy định

Về phía Công chứng viên

Như phân tích ở trên, chỉ được công chứng ngoài trụ sở trong 03 trường hợp nêu trên. Với trường hợp vì lý do khác, người yêu cầu công chứng phải trình bày được lý do chính đáng vì sao không thể đến trụ sở để thực hiện công chứng hợp đồng và được Công chứng viên đồng ý.

Nếu Công chứng viên thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở không đúng quy định (không thuộc một trong ba trường hợp nêu trên) thì theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, Công chứng viên sẽ bị phạt tiền từ 03 - 07 triệu đồng.

Mức phạt này đã tăng nhiều lần so với quy định cũ tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP (trước đây chỉ bị phạt từ 01 - 03 triệu đồng).

Không chỉ vậy, theo Điều 38 Luật Công chứng về việc bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng, nếu Công chứng viên công chứng ngoài trụ sở trái quy định thì sẽ phải bồi thường thiệt hại.

Nếu gây thiệt hại thì phải hoàn trả lại mộtkhaorn tiền đã chi để bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu không thì tổ chức hành nghề công chứng có thể yêu cầu Toà án giải quyết.

Về phía các bên

Khi Công chứng viên và các bên thực hiện công chứng ngoài trụ sở trái luật thì hợp đồng công chứng đó sẽ vô hiệu. Theo khoản 2 Điều 131 khi hợp đồng vô hiệu các bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không trả được bằng vật thì quy ra tiền để hoàn trả.

Như vậy, có thể thấy, hiện nay, pháp luật vẫn cho phép các bên thực hiện công chứng ngoài trụ sở nếu thuộc một trong các lý do nêu trên. Tuy nhiên, cần phải lưu ý, khi công chứng ngoài trụ sở, bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy định: Ký trước mặt Công chứng viên, yêu cầu ghi rõ trong phiếu yêu cầu công chứng...

Trên đây là quy định về việc công chứng ngoài trụ sở trái luật. Nếu còn vướng mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Văn phòng công chứng là gì? Có nên công chứng tại đây không?

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giám định chữ viết, chữ ký trong án dân sự: Thủ tục và chi phí

Giám định chữ viết, chữ ký trong án dân sự: Thủ tục và chi phí

Giám định chữ viết, chữ ký trong án dân sự: Thủ tục và chi phí

Chắc hẳn việc giám định chữ viết, chữ ký trong các vụ án dân sự được nhắc đến nhiều nhưng không phải ai cũng biết cụ thể nó là gì? Trường hợp nào bắt buộc phải thực hiện và thủ tục thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.

Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân bằng Căn cước công dân

Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân bằng Căn cước công dân

Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân bằng Căn cước công dân

Hiện nay, thông tin cá nhân của công dân được Nhà nước quản lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Để biết mình thông tin cá nhân của mình được ghi nhận, lưu trữ ra sao, người dân có thể lên Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ Công an để tra cứu.