Đại sứ quán là gì? Phân biệt Đại sứ quán và Lãnh sự quán

Bài viết này sẽ giải thích Đại sứ quán là gì và phân biệt Đại sứ quán và Lãnh sự quán theo quy định của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

1. Đại sứ quán là gì?

Cơ quan đại diện của một nước bao bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện lãnh sự.

Theo giải thích tại Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán.

Theo đó, Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao của một nước đặt tại một nước khác khi hai nước có quan hệ ngoại giao với nhau.

Trên thực tế, Đại sứ quán thường được đặt tại thủ đô của nước khác. Ví dụ: Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ đặt tại thủ đô Washington, ở Hàn Quốc đặt tại thủ đô Seoul.

Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại biện trong trường hợp chưa cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền (theo khoản 1 Điều 19 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

dai su quan la gi

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài

Theo quy định tại Chương II Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh: Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia tiếp nhận; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận…

- Phục vụ phát triển kinh tế đất nước: Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật, xu hướng phát triển kinh tế, thương mại… có tác động đến Việt Nam; Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; Vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam…

- Thúc đẩy quan hệ văn hóa: Kiến nghị biện pháp thúc đẩy hợp tác văn hóa; Tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam…

- Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài:

+ Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam liên quan đến người Việt ở nước ngoài.

+ Tổng hợp, báo cáo về tình hình cộng đồng và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

+ Hỗ trợ cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hội nhập; Kiến nghị biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam…

+ Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

+ Kiến nghị khen thưởng thích hợp đối với tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xuất sắc trong hoạt động xây dựng cộng đồng và đóng góp xây dựng đất nước…

3. Phân biệt Đại sứ quán và Lãnh sự quán

Căn cứ các quy định tại Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, có thể phân biệt Đại sứ quán và Lãnh sự quán như sau:

Tiêu chí

Đại sứ quán

Tổng Lãnh sự quán

Vị trí

Đặt tại thủ đô

Đặt tại các thành phố lớn

Chức vụ trong cơ quan đại diện

Đứng đầu là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Tiếp đó là Đại sứ, Công sứ, Tham tán công sứ, Tham tán, Bí thư, Tùy viên

Đứng đầu là Tổng Lãnh sự. Tiếp đó là Phó Tổng Lãnh sự, Lãnh Sự, Phó Lãnh Sự, Tùy viên.

Lĩnh vực hoạt động

Hoạt động của Đại sứ quán rộng hơn, gồm nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế…

Hoạt động của Lãnh sự quán chủ yếu về kinh tế và visa.

Trên đây là giải thích về Đại sứ quán là gì? Phân biệt Đại sứ quán và Lãnh sự quán. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.