Quy tắc viết hoa: Sau dấu chấm phẩy có viết hoa không?

Việc viết hoa đúng quy tắc không chỉ tạo nên chỉn chu về hình thức mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc. Sau đây là tổng hợp các quy định mới nhất về quy tắc viết hoa trong văn bản tại Phụ lục II Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

1. Sau dấu câu, sau dấu chấm phẩy có viết hoa không?

Nghị định 30 quy định: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng thì phải viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh.

Ngoài quy định trên, Nghị định 30 không hề có quy định nào khác yêu cầu phải viết hoa chữ cái đầu tiên sau dấu chấm phẩy. Vì thế, sau dấu chấm phẩy thì không cần viết hoa.

2.  Cách viết hoa danh từ riêng chỉ người

Danh từ riêng chỉ người phải viết hoa theo nguyên tắc:

- Đối với tên người Việt Nam

+ Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người. Ví dụ: Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc…

+ Tương tự, với tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử cũng viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Vua Hùng, Ông Gióng, Bà Triệu, Bác Hồ, Cụ Hồ,...

- Tên người nước ngoài phiên âm chuyển sang tiếng Việt

+ Trường hợp phiên âm sang âm Hán - Việt thì viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam. Ví dụ: Thành Cát Tư Hãn, Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông...

+ Trường hợp phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc) thì Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần. Ví dụ: Phri-đrích Ăng-ghen, Vla-đi-mia I-lích Lê-nin...

3. Cách viết hoa tên địa lý

3.1. Tên địa lý Việt Nam

Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung với tên riêng của đơn vị hành chính đó. Danh từ chung bao gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường, thị trấn.

Tên đơn vị hành chính sẽ được viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối.

Ví dụ: thành phố Lạng Sơn, tỉnh Thái Bình...

- Nếu tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử thì viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó. Ví dụ: Quận 3, Phường Điện Biên Phủ,...

Có 02 trường hợp viết hoa tên địa lý đặc biệt là: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình như sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm… với danh từ riêng chỉ có một âm tiết mà trở thành tên riêng của địa danh đó thì viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.

Ví dụ: Vũng Tàu, Cửa Lò, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy,...

- Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long,...

- Tên địa lý chỉ một vùng, miền hoặc khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng khác thì viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi đó.

Đối với tên địa lý chỉ vùng, miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết. Ví dụ: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Bộ,...

3.2. Tên địa lý nước ngoài phiên âm chuyển sang tiếng Việt

Tương tự như cách viết hoa tên riêng, tên địa lý nước ngoài phiên âm chuyển sang tiếng Việt phải viết hoa như sau:

- Tên địa lý phiên âm sang âm Hán - Việt thì viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam. Ví dụ: Bắc Kinh, Pháp, Anh, Mỹ...

- Tên địa lý phiên âm không sang âm Hán - Việt thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài. Ví dụ: Men-bơn, Mát-xcơ-va...

quy tac viet hoa
Hướng dẫn quy tắc viết hoa chuẩn nhất (Ảnh minh họa)

4. Cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức

4.1. Đối với tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam

- Viết hoa chữ cái đầu của các từ hoặc cụm từ chỉ loại hình, chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Ví dụ: Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau…

- Một số trường hợp viết hoa đặc biệt cần tự ghi nhớ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng, ...

4.2. Đối với tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

- Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa thì viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Ví dụ: Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới…

- Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt thì viết in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh. Ví dụ: WTO, WHO, UNESCO, ASEAN...

5. Các trường hợp đặc biệt phải viết hoa

- Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.

-  Tên các huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự thì viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng. Ví dụ: Nghệ sĩ Nhân dân, Anh hùng Lao động, Huân chương Sao vàng...

- Tên chức vụ, học vị, danh hiệu thì viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người. Ví dụ: Thủ tướng Chính phủ, Giáo sư Tôn Thất Tùng, Chủ tịch Quốc hội...

- Danh từ chung đã riêng hóa

Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng. Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam),...

- Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm thì viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm.

Ví dụ:

Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngày Quốc khánh 2/9, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10...

- Tên các loại văn bản thì viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản nếu nói đến một văn bản cụ thể.

Ví dụ: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Lao động...

- Viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều của một văn bản nếu viện dẫn văn bản đó.

Ví dụ: Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I Bộ luật Hình sự.

- Tên các năm âm lịch, các ngày tết, ngày và tháng trong năm

+ Tên các năm âm lịch thì viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: Mậu Tuất, Mậu Thân, Kỷ Tỵ, Tân Hợi...

+ Tên các ngày tết thì vết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.

Ví dụ: tết Nguyên đán, tết Trung thu.

- Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm thì viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số. Ví dụ: thứ Hai, thứ Ba, tháng Năm, tháng Sáu...

- Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại thì viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. Ví dụ: Triều Lý, Triều Trần, Cách mạng tháng Tám,...

- Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí thì viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo. Ví dụ: tạp chí Cộng sản, từ điển Bách khoa toàn thư...

Trên đây là thông tin về Quy tắc viết hoa: Sau dấu chấm phẩy có viết hoa không? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Dấu giáp lai là gì? Đóng dấu giáp lai thế nào cho chuẩn?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.

Trình độ học vấn là gì? Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ học vấn là gì? Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ học vấn là gì? Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ học vấn là gì hay trình độ chuyên môn là gì là những câu hỏi mà rất nhiều bạn học sinh, sinh viên hay những người làm hồ sơ xin việc, sơ yếu lý lịch vẫn thường thắc mắc. Hãy theo dõi bài viết sau đây của LuatVietnam để hiểu rõ các thuật ngữ này có ý nghĩa gì và được ghi như thế nào.