Cách viết hoa thứ, tháng đúng chuẩn Nghị định 30/2020/NĐ-CP thế nào?

Không hiếm gặp tình trạng nhầm, lẫn khi viết hoa thứ, ngày, tháng trong các văn bản. Trong nội dung bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về cách viết hoa thứ, tháng theo đúng chuẩn Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

1. Cách viết hoa thứ tháng đúng chuẩn Nghị định 30/2020/NĐ-CP

Theo điểm c, khoản 8, mục V, phụ lục II, Nghị định 30/2020/NĐ-CP, quy định:

c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số. Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám,...

Như vậy, cách viết thứ, tháng đúng quy định như sau:

  • Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết của ngày và tháng (trường hợp không dùng chữ số).
  • Không viết hoa tất cả các chữ cái của tên ngày, tháng, thứ.

Trong trường hợp ngày, tháng thứ là chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh thì mới viết hoa.

Ví dụ câu: "Tháng Một là tháng đầu tiên trong năm." thì từ tháng đứng đầu câu phải viết hoa âm tiết thứ nhất của từ "Tháng".

Nếu "tháng Một" đứng trong câu thì chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ số thứ tự của tháng: "Tháng đầu tiên trong năm là tháng Một."

Cách viết hoa thứ tháng đúng chuẩn Nghị định 30/2020/NĐ-CP
Cách viết hoa thứ tháng đúng chuẩn Nghị định 30/2020/NĐ-CP (Ảnh minh họa)

Để hình dung rõ hơn cùng tham khảo bảng phân biệt thứ, tháng viết đúng và sai dưới đây:

* Phân biệt đúng/sai cách viết thứ

Viết sai

Viết đúng

Thứ Hai

thứ Hai

Thứ Ba

thứ Ba

Thứ Tư

thứ Tư

Thứ Năm

thứ Năm

Thứ Sáu

thứ Sáu

Thứ Bảy

thứ Bảy

Chủ Nhật

Chủ nhật

* Phân biệt đúng/sai cách viết tháng

Viết sai

Viết đúng

Tháng Một

tháng Một

Tháng Hai

tháng Hai

Tháng Ba

tháng Ba

Tháng Tư

tháng Tư

Tháng Năm

tháng Năm

Tháng Sáu

tháng Sáu

Tháng Bảy

tháng Bảy

Tháng Tám

tháng Tám

Tháng Chín

tháng Chín

Tháng Mười

tháng Mười

Tháng Mười Một

tháng Mười một

Tháng Mười Hai

tháng Mười hai

2. Một số quy định về viết hoa khác cần nhớ

Tại Phụ lục II Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về việc viết hoa trong văn bản hành chính.

(1) Viết hoa sau dấu câu âm tiết thứ nhất của chữ cái đầu tiên:

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.

(2) Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người:

  • Tên người Việt Nam
  • Tên được phiên âm Hán – Việt
  • Tên nhân vật lịch sử….

(3) Viết hoa tên địa lý

  • Tên địa lý Việt Nam
  • Tên địa lý nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt

(4) Viết hoa tên các cơ quan, tổ chức

  • Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam
  • Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

(5) Viết hoa các trường hợp khác

  • Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước
  • Các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự
  • Tên chức vụ, học vị, danh hiệu
  • Danh từ chung đã riêng hóa
  • Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm
  • Tên các loại văn bản
  • Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm
  • Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại
  • Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí.

3. Cách viết ngày, tháng, năm đúng chuẩn

Căn cứ điểm b khoản 4 Mục II Phần I Phụ lục I của Nghị định 30/2020/NĐ-CP, đối với những số thể hiện ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 phía trước.

Cụ thể, đối với các ngày nhỏ hơn 10 thì viết 0 trước ngày, gồm có các ngày: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09.

Ví dụ: Ngày 02/9/2024; ngày 01/5/2024; ngày 08/3/2024; ngày 01/6/2024...

Đối với các tháng nhỏ hơn 3 thì viết 0 trước tháng, gồm tháng 01, tháng 02.

Ví dụ: ngày 19/01/2024; ngày 14/02/2024…

Trên đây là thông tin về cách viết hoa thứ tháng đúng chuẩn.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.