Những từ được viết tắt trong văn bản hành chính theo Nghị định 30

Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư do Chính phủ ban hành ngày 05/3/2020 đã có nhiều thay đổi trong việc soạn thảo, ban hành văn bản hành chính. Và một trong số đó là quy tắc viết tắt.

Theo đó, chỉ còn 30 tên loại văn bản được viết tắt, thay vì 33 như trước đây. Cụ thể:

STT

Tên loại văn bản hành chính

Chữ viết tắt

1.

Nghị quyết (cá biệt)

NQ

2.

Quyết định (cá biệt)

3.

Chỉ thị

CT

4.

Quy chế

QC

5.

Quy định

QyĐ

6.

Thông cáo

TC

7.

Thông báo

TB

8.

Hướng dẫn

HD

9.

Chương trình

CTr

10.

Kế hoạch

KH

11.

Phương án

PA

12.

Đề án

ĐA

13.

Dự án

DA

14.

Báo cáo

BC

15.

Biên bản

BB

16.

Tờ trình

TTr

17.

Hợp đồng

18.

Công điện

19.

Bản ghi nhớ

BGN

20.

Bản thỏa thuận

BTT

21.

Giấy ủy quyền

GUQ

22.

Giấy mời

GM

23.

Giấy giới thiệu

GGT

24.

Giấy nghỉ phép

GNP

25.

Phiếu gửi

PG

26.

Phiếu chuyển

PC

27.

Phiếu báo

PB

Bản sao văn bản

1.

Bản sao y

SY

2.

Bản trích sao

TrS

3.

Bản sao lục

SL

(Bỏ Bản cam kết, Giấy chứng nhận, Giấy đi đường)

Ngoài tên loại văn bản, Nghị định còn cho phép người soạn thảo văn bản được viết tắt quyền hạn của người ký. Những từ được viết tắt bao gồm:

- Nếu ký thay mặt tập thể thì ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức;

- Nếu được giao quyền cấp trưởng thì ghi chữ viết tắt “Q.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức;

- Nếu ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu;

- Nếu ký thừa lệnh thì ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức;

- Nếu ký thừa uỷ quyền thì ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 05/3/2020.


Thùy Linh
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục