17 trường hợp bắt buộc phải viết hoa trong văn bản hành chính

Viết hoa đúng chuẩn là một câu chuyện chưa bao giờ đơn giản. Có lẽ vì thế mà Thông tư 01/2011/TT-BNV về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản đã dành riêng một phần để hướng dẫn viết hoa trong văn bản hành chính.

17 trường hợp bắt buộc phải viết hoa trong văn bản hành chính

Stt

Quy tắc viết hoa

Ví dụ

I

VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU

1

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh:

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển...”

- Sau dấu chấm câu (.)

- Sau dấu chấm hỏi (?)

- Sau dấu chấm than (!)

- Sau dấu chấm lửng (…)

- Sau dấu hai chấm (:)

- Sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”)

- Khi xuống dòng

2

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề:

- Sau dấu chấm phẩy (;)

- Dấu phẩy (,) khi xuống dòng

Căn cứ Pháp lệnh Công an xã ngày 21 tháng 11 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

II

VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI

1

Tên người Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết

Nguyễn Ái Quốc, Bác Hồ, Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng...

2

Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

Trường hợp phiên âm qua âm Hán -Việt: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết

Mao Trạch Đông, Vla-đi-mia I-lích Lê-nin...

Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt: Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố

III

VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ

1

Tên địa lý Việt Nam

Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, xã…) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối

thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên...

Tên đơn vị hành chính gồm danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó

Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh...

Trường hợp viết hoa đặc biệt

Thủ đô Hà Nội

Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.

Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy….

Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết.

Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Nam Kỳ, Nam Trung Bộ…

2

Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam

Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha…

Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài

Mát-xcơ-va, Men-bơn, Sing-ga-po, Cô-pen-ha-ghen, Béc-lin…

IV

VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

1

Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam:

Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức

Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng; Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội;...

2

Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)….

V

VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC

1

Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự

Giải thưởng Nhà nước; Nghệ sĩ Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Thầy thuốc Nhân dân; Anh hùng Lao động; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;…

2

Tên chức vụ, học vị, danh hiệu

Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Tổng thư ký…

3

Danh từ chung đã riêng hóa

Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam),…

4

Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm

ngày Quốc khánh 2-9; ngày Quốc tế Lao động 1-5; ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10; ngày Lưu trữ Việt Nam lần thứ Nhất,...

5

Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại

Triều Nguyễn, Triều Lý, Triều Trần,…

6

Tên các loại văn bản

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

7

Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí

từ điển Bách khoa toàn thư; tạp chí Cộng sản;…

8

Tên các năm âm lịch, ngày tiết, ngày tết, ngày và tháng trong năm

Kỷ Hợi, tết Trung thu; tết Nguyên đán;…

9

Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo

đạo Cơ Đốc; đạo Tin Lành; đạo Thiên Chúa; đạo Hòa Hảo; lễ Phục sinh; lễ Phật đản;…


Trên đây là hướng dẫn viết hoa trong văn bản hành chính nói riêng và cũng là quy tắc viết hoa trong tiếng Việt nói chung, bạn đọc tham khảo thêm các bài viết trong lĩnh vực HÀNH CHÍNH tại đây.

17 trường hợp bắt buộc phải viết hoa trong văn bản hành chính

>> Hướng dẫn cách trình bày văn bản chuẩn Thông tư 01

Hậu Nguyễn
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.