Lái xe lưu ý: Đi xe chậm cũng bị phạt!

Hầu hết, mọi người tham gia giao thông chỉ biết đến việc đi xe quá tốc độ cho phép bị xử phạt. Tuy nhiên, trên thực tế, đi xe quá chậm cũng bị "tuýt còi".

Quy tắc tham gia giao thông đường bộ

Hiện nay, các quy tắc giao thông đường bộ được quy định tại Chương II Luật Giao thông đường bộ 2008. Ngoài những quy tắc chung như phải đi bên phải, đi đúng phần đường, phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ thì Luật này còn quy định các quy tắc khi sử dụng làn đường, lùi xe, dừng xe, đỗ xe…

Một số nguyên tắc lái xe đáng chú ý liên quan đến tốc độ xe bao gồm:

- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo;

- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái;

- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải;

- Trên đường cao tốc, không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường…

Người lái xe phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc trên đây, nếu không sẽ bị xử phạt.

Lái xe lưu ý: Đi xe chậm cũng bị phạt!
Lái xe lưu ý: Đi xe chậm bị phạt trong mộ số trường hợp (Ảnh minh họa)
 

Khi nào đi xe chậm bị phạt và mức phạt

Theo các nguyên tắc trên và đối chiếu với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong những trường hợp sau, lái xe đi chậm sẽ bị xử phạt.

Phương tiện

Lỗi

Mức phạt

Căn cứ

Ô tô

Chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định

400.000 - 600.000 đồng

Điểm  b khoản 2 Điều 5

Chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép

800.000 - 01 triệu đồng

Điểm s khoản 3 Điều 5

Xe máy

Chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông

200.000 - 300.000 đồng

Điểm d khoản 2 Điều 6

Chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép

100.000 - 200.000 đồng

Điểm q khoản 1 Điều 6

Xe máy chuyên dùng

Chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép

400.000 - 600.000 đồng

Điểm i khoản 3 Điều 7

 

Đi quá chậm lúc trời mưa có bị phạt?

Dù quy định như trên, nhưng trên thực tế có nhiều thời điểm thời tiết rất xấu như mưa lớn, giông lốc... người điều khiển phương tiện khó có thể điều khiển phương tiện đi đúng tốc độ quy định.

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, Biển số R.306 là biển "Tốc độ tối thiểu cho phép". Biển này có hiệu lực bắt buộc các loại xe cơ giới vận hành với tốc độ không nhỏ hơn trị số ghi trên biển. Tuy nhiên, Quy chuẩn này nhấn mạnh tốc độ này chỉ bắt buộc trong điều kiện giao thông thuận lợi và an toàn

Thậm chí, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT cũng quy định các phương tiện phải giảm tốc độ để dừng lại an toàn khi trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi...

Như vậy, lúc trời mưa, phương tiện tham gia giao thông sẽ không cần đáp ứng vận tốc tối thiểu, tuy nhiên, nếu điều khiển xe đi với tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều vẫn phải đi về bên phải.

>> Mức phạt chạy quá tốc độ xe máy, ô tô 2020

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

“Bóc phốt” người khác trên Facebook: Rất dễ phạm luật

“Bóc phốt” người khác trên Facebook: Rất dễ phạm luật

“Bóc phốt” người khác trên Facebook: Rất dễ phạm luật

Mạng xã hội đang được nhiều người sử dụng như một công cụ để công kích, “vạch trần” người khác. Và vì thế, có một thuật ngữ mới xuất hiện là “bóc phốt”. Thế nhưng, không phải lúc nào người “bóc phốt” cũng ý thức được hành vi của mình là đúng luật hay phạm luật.