“Bóc phốt” người khác trên Facebook: Rất dễ phạm luật

Mạng xã hội đang được nhiều người sử dụng như một công cụ để công kích, “vạch trần” người khác. Và vì thế, có một thuật ngữ mới xuất hiện là “bóc phốt”. Thế nhưng, không phải lúc nào người “bóc phốt” cũng ý thức được hành vi của mình là đúng luật hay phạm luật.

1 - Xúc phạm người khác

Nếu dùng những lời lẽ thô tục, chửi bới trong bài “bóc phốt” rất có thể sẽ bị xử lý về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Theo quy định điểm a khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2019 thì đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trên môi trường mạng.

Theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, hành vi lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Nếu “bóc phốt” làm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. Trường hợp sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

“Bóc phốt” người khác trên Facebook: Rất dễ phạm luậtMột nhóm chuyên "bóc phốt" với hơn 100.000 thành viên trên Facebook (Ảnh chụp màn hình)


2 - Vu khống người khác

Nếu “bóc phốt” sai sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín của người khác thì người “bóc phốt” có thể sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi Vu khống.

Về mức xử phạt vi phạm hành chính, điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020 quy định, nếu lợi dụng mạng xã hội để thông tin sai sự thật, xuyên tạc vu khống người khác thì bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội Vu khống tại Điều 156. Theo đó, người sử dụng mạng máy tính, phương tiện điện tử để vu khống người khác sẽ bị phạt tù từ 01 - 03 năm.


3 - Sử dụng trái phép hình ảnh, thông tin của người khác

Quyền hình ảnh của cá nhân được bảo vệ bởi Bộ luật Dân sự. Cụ thể, Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Trường hợp tự ý sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng bài “bóc phốt” trên facebook có thể sẽ bị xử lý theo điểm e khoản 3 Điều 102 của Nghị định 15/2020.

Theo đó, việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng.

Trên đây là 03 hành vi thường gặp phải nhất nếu “bóc phốt” người khác trên Facebook. Ngoài ra, trong một số trường hợp đọc trộm tin nhắn của người khác, chụp lại màn hình rồi tung lên mạng để “bóc phốt” thì có thể bị xử lý về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác (Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015)…

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.