Mua thuốc điều trị Covid-19 trên mạng: Cẩn thận tiền mất tật mang!

Nếu không may nhiễm Covid-19, người dân cần khai báo y tế để được hướng dẫn, điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc chưa được Bộ Y tế kiểm nghiệm, cấp phép.

1. Nguy hiểm khi tự mua thuốc điều trị Covid-19 trên mạng

Thời gian gần đây số ca mắc Covid-19 trên cả nước tăng cao. Lợi dụng tâm lý lo lắng của F0 khi phải điều trị tại nhà, nhiều đối tượng đã rao bán các loại thuốc điều trị Covid-19 trên mạng xã hội kiếm lời.

Các loại thuốc này được quảng cáo là có tác dụng hiệu quả trong điều trị Covid-19, do các nước Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga… sản xuất. Mang danh hàng xách tay, giá thành của các sản phẩm này đến tay người tiêu dùng không hề rẻ, giao động từ vài trăm ngàn cho đến cả vài triệu đồng.

Theo Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị Covid-19 ban hành kèm Quyết đinh 250/QĐ-BYT thì hiện nay, Việt Nam chỉ mới đưa vào sử dụng các loại thuốc kháng vi rút trong điều trị bệnh nhân Covid-19 là Molnupiravir, Remdesivir, Favipiravir.

Các loại thuốc điều trị khác được rao bán là bất hợp pháp, dùng không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí để lại di chứng khi chưa được cơ quan chức năng kiểm nghiệm.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết thời gian gần đây ông nhận được nhiều tin nhắn hỏi về các hộp thuốc xanh đỏ chữ tiếng Nga loằng ngoằng được cho là có tác dụng điều trị Covid-19. Theo ông người dân không tự ý dùng vì đều là thuốc xách tay không rõ nguồn gốc.

"Người dân không nên lãng phí tiền bạc và tiếp tay cho các nhóm buôn lậu thuốc. Hiện nay tỷ lệ tự khỏi trên người đã được tiêm chủng đầy đủ rất cao nên thuốc gì uống vào cũng đều "khỏi"", Phó Giáo sư nhấn mạnh.

Như vậy, nếu phát hiện dương tính với Covid-19, người dân đặc biệt không nên tự mua các loại thuốc chưa rõ nguồn gốc được bán tràn lan trên mạng. Cách tốt nhất là báo ngay với cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn điều trị và cấp phát thuốc.

mua thuoc dieu tri covid-19 trên mang



2. Buôn bán hàng giả là thuốc chữa Covid-19 có thể bị đi tù

Cục Quản lý Dược từng ban hành Công văn 14448/QLD-PCTTr ngày 07/12/2021 về việc tăng cường kiểm tra, xác minh việc mua bán thuốc điều trị Covid-19 trên mạng xã hội.

Theo đó, để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, thực hiện nghiêm Luật Dược 2016 và chấn chỉnh tình trạng vi phạm pháp luật trong thử nghiệm, lưu hành thuốc điều trị Covid-19, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩn trương kiểm tra việc phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc điều trị Molnupiravir đang được thử nghiệm lâm sàng tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố.

Đồng thời, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tránh thất thoát, thẩm lậu thuốc ra ngoài thị trường. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Theo quy định của pháp luật, người có hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa Covid-19 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Cụ thể, theo Điều 194 Bộ Luật hình sự 2015sửa đổi bổ sung năm 2017 người buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh bị phạt như sau:

Hành vi

Mức phạt với cá nhân

Mức phạt với pháp nhân thương mại

Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

Phạt tù từ 02 - 07 năm

Phạt tiền từ 01 - 04 tỷ đồng

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200 triệu đồng trở lên;

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500 triệu đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

- Thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới 02 tỷ đồng;

- Làm chết người;

- Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỷ đồng.

Phạt tù từ 05 - 12 năm

Phạt tiền từ 04 - 09 tỷ đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200 triệu đồng trở lên;

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500 triệu đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

- Thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới 02 tỷ đồng;

- Làm chết người;

- Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỷ đồng.

Phạt tù từ 12 - 20 năm

Phạt tiền từ 09 - 15 tỷ đồng

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Thu lợi bất chính 02 tỷ đồng trở lên;

- Làm chết 02 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên.

Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

Phạt tiền từ 15 - 20 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 - 03 năm.

Hình phạt bổ sung

Phạt tiền từ 20 -100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phạt tiền từ 100 - 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm

3. F0 tự điều trị Covid-19 tại nhà được sử dụng những loại thuốc nào?

Theo Quyết định 261/QĐ-BYT ngày 31/01/2022 của Bộ Y tế, hiện nay có 04 nhóm thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19 tại nhà là:

- Thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol

+ Cho người lớn: Viên nén 250 mg hoặc 500 mg.

+ Cho trẻ em: Gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80 mg, 100 mg, 150 mg hoặc 250 mg;

- Thuốc kháng vi rút:

+ Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên)

+ Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên)

- Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: Không phát sẵn cho người mắc Covid-19, thuốc phải được bác sỹ kê đơn và chỉ kê đơn điều trị trong 01 ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-19.

Lựa chọn thuốc Dexamethason 0,5 mg (viên nén) hoặc Methylprednisolon 16 mg (viên nén)

- Thuốc chống đông máu đường uống: Không phát sẵn cho người mắc Covid-19, thuốc phải được bác sỹ kê đơn và chỉ kê đơn điều trị trong 01 ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-19.

Lựa chọn một thuốc Rivaroxaban 10 mg (viên) hoặc Apixaban 2,5 mg (viên)

Xem thêm: Thuốc điều trị Covid-19 cho F0 tại nhà: Dùng sao cho đúng?

Mua thuốc điều trị Covid-19 trên mạng: Cẩn thận tiền mất tật mang!

Trên đây là một số thôn tin liên quan đến việc mua thuốc điều trị Covid-19 trên mạng. Để tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống Covid-19, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192  để được tư vấn chi tiết.

>> Chế độ ăn uống dành cho F0 điều trị tại nhà
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

F0 không khai báo với Trạm y tế sẽ bị mất 2 khoản tiền này

F0 không khai báo với Trạm y tế sẽ bị mất 2 khoản tiền này

F0 không khai báo với Trạm y tế sẽ bị mất 2 khoản tiền này

Nhiều địa phương đang ghi nhận sự gia tăng đột biến của các ca bệnh Covid-19 sau dịp Tết Nguyên đán, điển hình như Hà Nội lên đến gần 5000 ca/ngày. Rất nhiều ca F0 đã quyết định tự cách ly và điều trị tại nhà mà không hề khai báo với Trạm y tế mà không biết rằng họ đang đánh mất quyền lợi của chính mình.