Giấy phép rời cảng là gì? Xin cấp như thế nào?

Để có thể đưa tàu biển chứa hàng rời khỏi cảng thì thuyền trưởng phải có giấy phép rời cảng. Bài viết này giải thích giấy phép rời cảng là gì và hướng dẫn thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật.

1. Giấy phép rời cảng là gì?

Giấy phép rời cảng (tiếng anh là Port Clearance) là giấy tờ cho phép tàu biển được khởi hành ra khỏi cảng biển. Cảng vụ hàng hải là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép rời cảng.

Nội dung của giấy phép bao gồm:

  • Thông tin của tàu biển như tên gọi, quốc tịch, số hiệu tàu, dung tích;

  • Tên của thuyền trưởng và số thành viên trên tàu (gồm cả thuyền viên và hành khách);

  • Số lượng hàng hóa;

  • Thời gian tàu biển rời cảng và cập cảng;

  • Chức danh và chữ ký của người đã cấp giấy phép.

Các thông tin trên phải đảm bảo tính chính xác về mặt nội dung và số lượng mới có thể được phép xuất cảng. Bộ phận hải quan sẽ tiến kiểm tra về mặt nội dung thông tin cũng như số lượng hàng hóa để xác thực độ chính xác của hồ sơ.

Trường hợp thông tin trên giấy phép khác với thông tin mà bộ phận hải quan kiểm tra thì tàu biển sẽ không được phép rời cảng và bị giữ lại.

Việc tàu biển bị giữ lại không chỉ gây ảnh hưởng đến thời gian, công sức của mọi người trên tàu mà còn gây tốn nhiều chi phí và chất lượng của hàng hóa cần vận chuyển.

Cảng vụ hàng hải là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép rời cảng
Cảng vụ hàng hải là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép rời cảng (Ảnh minh họa)

2. Thủ tục xin cấp giấy phép rời cảng

2.1. Thành phần hồ sơ

Điều 53 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ sau:

- Giấy tờ phải nộp: danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách);

- Giấy tờ phải xuất trình:

  • Hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận chuyển hoặc phiếu xuất hàng hóa;

  • Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện nếu có thay đổi so với khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa.

- Đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa khi hạ thủy để hoạt động, chủ phương tiện hoặc chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải xuất trình cho Cảng vụ các giấy tờ sau:

  • Biên bản kiểm tra xác nhận phương tiện đủ điều kiện hoạt động của Cơ quan Đăng kiểm;

  • Phương án bảo đảm an toàn giao thông khi hạ thủy phương tiện do chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện lập.

2.2. Cơ quan thực hiện

Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải.

2.3. Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Trước khi phương tiện thủy nội địa rời cảng biển, người làm thủ tục nộp, xuất trình cho Cảng vụ hàng hải các giấy tờ, tài liệu của phương tiện thủy theo quy định.

Bước 2: Giải quyết thủ tục

- Giấy tờ phải đảm bảo theo đúng quy định và phải hợp lệ. Phương tiện sẽ được kiểm tra về các thiết bị an toàn kỹ thuật cũng như bảo vệ môi trường.

Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép rời cảng
Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép rời cảng (Ảnh minh họa)

2.4. Cách thức thực hiện

- Nộp, trình giấy tờ trực tiếp tại Cảng vụ;

- Thủ tục điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải (phương tiện, tàu biển vận tải nội địa, thủy phi cơ);

- Thủ tục điện tử áp dụng cơ chế một cửa quốc gia (phương tiện, tàu biển xuất, nhập cảnh, phương tiện thủy nước ngoài);

- Thủ tục điện tử thông qua Cơ chế một cửa Asean;

- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 51 Nghị định 08/2021.

2.5. Thời hạn giải quyết

Chậm nhất 30 phút, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định.

2.6. Phí, lệ phí

Mức thu phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa theo quy định tại Thông tư số 248/2016/TT-BTC như sau:

STT

Nội dung khoản thu

Mức thu

1

Phí trọng tải

a)

Lượt vào (kể cả có tải, không tải)

165 đồng/tấn trọng tải toàn phần

b)

Lượt ra (kể cả có tải, không tải)

165 đồng/tấn trọng tải toàn phần

2

Lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa

a)

Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 10 tấn đến 50 tấn

5.000 đồng/chuyến

b)

Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 200 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 13 ghế đến 50 ghế

10.000 đồng/chuyến

c)

Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 200 tấn đến 500 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 51 ghế đến 100 ghế

20.000 đồng/chuyến

d)

Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1.000 tấn hoặc chở khách từ 101 ghế trở lên

30.000 đồng/chuyến

đ)

Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn đến 1.500 tấn

40.000 đồng/chuyến

e)

Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1.500 tấn

50.000 đồng/chuyến

3

Phí trình báo đường thủy nội địa

a)

Tàu biển, thủy phi cơ

100.000 đồng/lần

b)

Phương tiện thủy nội địa, phương tiện thủy nước ngoài: Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn; Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người

50.000 đồng/lần

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 44/2023/TT-BTC: Từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, mức phí trình báo đường thủy nội địa bằng 50% mức thu phí trên.

Trường hợp trong cùng một chuyến đi, phương tiện vào, ra nhiều cảng bến thủy nội địa thuộc cùng một đại diện Cảng vụ quản lý chỉ phải chịu một lần phí, lệ phí.

Phương tiện vào, ra cảng, bến không nhằm mục đích bốc dỡ hàng hóa, không nhận trả khách áp dụng mức thu phí trọng tải bằng 70% mức thu phí trọng tải quy định.

Đối với các phương tiện không phải là phương tiện chở hàng hóa được quy đổi khi tính phí trọng tải như sau:

  • Phương tiện chuyên dùng: 01 mã lực hoặc sức ngựa tương đương với 01 tấn trọng tải toàn phần;

  • Phương tiện chở khách: 01 giường nằm tương đương với 06 ghế hành khách hoặc tương đương với 6 tấn trọng tải toàn phần; 01 ghế hoặc 01 hành khách tương đương với 01 tấn trọng tải toàn phần;

  • Đối với đoàn lai: tính bằng tổng trọng tải toàn phần của các phương tiện bị lai;

  • Đối với tàu thủy ra, vào cảng, bến để sửa chữa, phá dỡ hoặc hạ thủy: tính bằng 50% trọng tải lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm;

  • Trọng tải sau khi quy đổi là tấn: Phần lẻ dưới 0,5 tấn không tính, từ 0,5 tấn trở lên tính trong là 01 tấn;

  • Đối với phương tiện chở chất lỏng: 01 m3 được tính tương đương là 01 tấn tải trọng toàn phần;

  • Đối với thủy phi cơ: 01 mã lực (HP,CV) tính bằng 0,5 GT và 01 GT bằng 1,5 tấn trọng tải toàn phần.

Trên đây là các thông tin về giấy phép rời cảng theo quy định của pháp luật. Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục