Cà phê đường tàu: Mức phạt nào cho việc “thách thức tử thần”?

Cà phê đường tàu những ngày gần đây nổi lên như một địa điểm sống ảo yêu thích của khách du lịch. Những quán cà phê nằm sát ngay đường ray chỉ cần với tay là có thể chạm tới đoàn tàu đang chạy qua. Mức phạt nào cho quán cà phê “thách thức tử thần” này?

Khoảng cách an toàn đường sắt - tối thiểu 9m

Theo điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 56/2018/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thì chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị được tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt ra mỗi bên 3m.

Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường không đào, không đắp tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra được xác định như sau:

- Đường sắt tốc độ cao là 7,5m;

- Đường sắt đô thị là 5,4m;

- Đường sắt còn lại là 5,6 mét.

Còn phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường đào, nền đường đắp xác định theo:

- 5m tính từ chân nền đường đắp hoặc mép đỉnh nền đường đào;

- 3m tính từ mép ngoài rãnh dọc hay mép ngoài rãnh đỉnh của nền đường hoặc mép ngoài của công trình phòng hộ, gia cố đối với nền đường có rãnh dọc hay rãnh đỉnh, có công trình phòng hộ, gia cố của nền đường.

Trong trường hợp có sự chồng lấn hành lang an toàn giao thông đường sắt với hành lang an toàn đường bộ, phải phân định ranh giới theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn giao thông đường sắt nhưng không được chồng lên công trình đường bộ.

Như vậy, để đảm bảo an toàn khoảng cách an toàn đường sắt ít nhất tối thiểu xấp xỉ 9m.
 

Mức phạt với quán cà phê đường tàu là bao nhiêu?

mức phạt cà phê đường tàu
Mức phạt đối với cà phê đường tàu là bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

 

Có thể thấy những quán cà phê đường tàu nằm ngay liền kề đường ray, thậm chí có những khi còn bày bán ngay trên đường ray, việc làm này hết sức nguy hiểm. Hiện nay luật quy định mức phạt đối với hành vi này cụ thể như sau:

Theo điểm b khoản 1 Điều 51 Nghị định 46 của Chính phủ năm 2016, hành vi mua bán hàng hóa trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt sẽ bị phạt, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng - 500 nghìn đồng đối với cá nhân, từ 600 nghìn đồng - 1 triệu đồng đối với tổ chức.

Mức phạt chỉ là cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa 1 triệu đồng đối với hành vi “đùa giỡn tử thần” liệu có đủ sức răn đe? Phải chăng do mức phạt còn quá nhẹ nên tình trạng này diễn ra kéo dài, bị xử lý xong các quán cà phê này lại tiếp tục hoạt động. Cần phải có hình thức xử phạt bổ sung hoặc nâng mức phạt để hạn chế hoạt động kinh doanh này trong thời gian sắp tới. 

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?