Mức phạt nào cho người rải đinh ra đường?

Tình trạng rải đinh ra đường, thậm chí là đường cao tốc không chỉ gây hư hỏng cho phương tiện mà còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Pháp luật cũng đã có quy định cụ thể về chế tài xử phạt đối với người có hành vi này.

Nhức nhối nạn “đinh tặc”

“Đinh tặc” là từ thường dùng để chỉ những người rải đinh ra đường nhằm gây thủng vỏ bánh xe của người tham gia giao thông để thu lợi từ dịch vụ sửa chữa. Nạn rải đinh ra đường xảy ra thường xuyên trên các đoạn giao lộ, quốc lộ, cao tốc… từ Bắc đến Nam. Báo chí đã từng phản ánh về những đoạn đường chỉ dài vài mét nhưng có đến hàng chục mảnh đinh nhiều hình thù, góc cạnh sắc bén nằm la liệt…

Trước tiên, nạn rải đinh gây thiệt hại đến phương tiện và “đánh trực tiếp” vào túi tiền của người tham gia giao thông. Thế nhưng trong trường hợp, tài xế chạy xe với tốc độ cao hoặc chạy xe vào trời tối, tai nạn giao thông nghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra.

Mức phạt nào cho người rải đinh ra đường?

Rải đinh ra đường gây nguy hiểm cho người và phương tiện (Ảnh minh họa)


Mức phạt nào cho người rải đinh?

Lường trước được sự nguy hiểm mà nạn rải đinh đem tới, pháp luật hiện hành đã có chế tài xử phạt khá nghiêm khắc đối với những người có hành vi này.

Cụ thể, theo khoản 6 Điều 11 của Nghị định 46 năm 2016, người có hành vi ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng và phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn.

Mức phạt nêu trên cũng áp dụng đối với người có hành vi đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ, chăng dây hoặc vật cản khác qua đường gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Đáng chú ý, theo Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người có hành vi rải vật sắc nhọn ra đường gây thương tích cho người đi đường hoặc làm chết người sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.


Xem thêm:

Các mức phạt vi phạm giao thông 2019 theo Nghị định 46

12 quy định của Luật Giao thông đường bộ mới nhất 2018

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Luật Đặc xá 2018: Toàn bộ những điểm mới nhất

Luật Đặc xá 2018: Toàn bộ những điểm mới nhất

Luật Đặc xá 2018: Toàn bộ những điểm mới nhất

Luật Đặc xá 2018 được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018, có hiệu lực từ 01/07/2019 với 39 điều quy định về nguyên tắc, thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá; quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá. LuatVietnam đã tổng hợp những quy định mới nhất của Luật này so với Luật Đặc xá 2007.