Bằng lái xe hạng FE là gì? Lái được xe gì?

Pháp luật quy định để được lái các loại xe thì phải có bằng lái xe hạng tương ứng với loại xe đó. Vậy bằng lái xe hạng FE lái được xe gì?

1. Bằng FE lái xe gì? Thời hạn bao lâu?

Bằng lái xe hạng FE hay còn gọi là giấy phép lái xe hạng FE là giấy phép lái xe hạng cao nhất, dành cho người có khả năng lái các loại xe có phân khối lớn, hạng nặng, yêu cầu có kinh nghiệm về chuyên môn cao.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của giấy phép lái xe hạng FE là 05 năm.

2. Bằng lái xe hạng FE lái được xe gì?

Bằng lái xe hạng FE lái được xe gì?
Bằng lái xe hạng FE lái được xe gì? (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh bằng FE lái xe gì thì căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 12 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về phân hạng giấy phép lái xe, theo đó:

“d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD”.

Theo quy định trên, bằng lái xe hạng FE được cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe sử dụng giấy phép lái xe hạng E mà có kéo rơ moóc. Người có bằng lái xe hạng FE được điều khiển các loại xe: Xe ô tô chở khách nối toa; các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD (được quy định chi tiết tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT), cụ thể là:

- Xe ô tô chở người/xe ô tô có số tự động chở người đến 9 chỗ (đã bao gồm chỗ của người lái xe).

- Xe ô tô tải (bao gồm cả ô tô tải chuyển dùng số tự động) trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

- Xe ô tô được dùng cho người khuyết tật.

- Máy kéo kéo 01 rơ moóc trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

- Xe ô tô chuyên dùng, trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

- Xe ô tô tải (bao gồm cả xe ô tô tải chuyên dùng), xe ô tô chuyên dùng trọng tải thiết kế từ 3.500kg.

- Máy kéo kéo 01 rơ moóc trọng tải thiết kế từ 3.500kg.

- Xe ô tô chở người từ 10 - 30 chỗ (đã bao gồm chỗ cho người lái).

- Xe ô tô chở người trên 30 chỗ.

- Xe ô tô chở người trên 30 chỗ có kéo rơ moóc.

- Các loại xe theo quy định tại giấy phép lái xe B2 có kéo rơ moóc.

- Các loại xe theo quy định tại giấy phép lái xe hạng D mà có kéo rơ moóc.

3. Bao nhiêu tuổi được học bằng lái xe hạng FE?

Hiện nay, không có quy định định thể về độ tuổi của người lái xe hạng FE. Tuy nhiên có thể hiểu giấy phép lái xe hạng F là bằng lái xe được cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D, D, FB2, FD để điều khiển các loại xe tương ứng với các hạng này.

Như vậy, để có thể lái được xe hạng FE đồng nghĩa phải lái được tất cả các loại hạng xe yêu cầu giấy phép ở trên, người yêu cầu sát hạch phải đảm bảo đủ 27 tuổi trở lên.

Cụ thể, căn cứ theo điểm d khoản 12 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng FE được cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe theo quy định tại giấy phép lái xe hạng E mà có kéo rơ moóc, đồng thời được điều khiển các loại xe ô tô chở khách nối toa, các loại xe theo quy định cho các giấy phép hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

Bao nhiêu tuổi được học bằng lái xe hạng FE?
Bao nhiêu tuổi được học bằng lái xe hạng FE? (Ảnh minh hoạ)

Trong đó, khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 quy định về độ tuổi của người lái xe, theo đó:

- Người đủ 16 tuổi trở lên được phép lái xe gắn máy dung tích xi-lanh dưới 50m3.

- Người đủ 18 tuổi trở lên được phép lái: Mô tô 01 bánh và 03 bánh dung tích xi-lanh từ 50m3 trở lên và xe khác có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo trọng tải dưới 3.500kg và xe ô tô chở người đến 9 chỗ.

- Người đủ 21 tuổi trở lên được phép lái: Máy kéo, xe ô tô tải  trọng tải từ 3.500kg trở lên; xe hạng B2 có kéo rơ moóc (hay gọi là FB2).

- Người đủ 24 tuổi trở lên được phép lái xe ô tô chở người 10 - 30 chỗ; lái xe hạng C có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (hay gọi là FC).

- Người đủ 27 tuổi trở lên được phép lái ô tô chở người trên 30 chỗ và lái xe hạng D có kéo rơ moóc (hay gọi là FD).

4. Tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe hạng FE

Người lái xe hạng FE phải đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe theo Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, cụ thể người mắc các bệnh sau thì không đủ điều kiện lái xe hạng FE, cụ thể:

- Bệnh về tâm thần: Rối loạn thâm thần đã chưa khỏi nhưng chưa đủ 24 tháng; rối loạn tâm thần mãn tính.

- Bệnh về thần kinh: Liệt vận động từ 01 chi trở lên; hội chứng ngoại tháp; động kinh; chóng mặt do các nguyên nhân từ bệnh lý; rối loạn cảm giác nông hoặc sâu.

- Bệnh về mắt: Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản là: đỏ, vàng và xanh lá cây; thị lực nhìn xa đối với từng mắt: mắt tốt dưới 8/10 hoặc mắt kém dưới 5/10 (điều chỉnh bằng kính); tật khúc xã số kính trên +5 diop hoặc trên -8 diop; thị trường ngang hai mắt dưới 160 mở rộng về bên phải dưới 70°, mở rộng về phía bên trái dưới 70°, thị trường đứng trên dưới đường ngang dưới 30°, bán manh, ám điểm góc; các bệnh về chói sáng; song thị; quáng gà.

- Bệnh về tai, mũi, họng: Thính lực ở tai tốt hơn: Nói thường <4m (kể cả khi sử dụng máy trợ thính), hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu £ 1,5m (kể cả sử dụng máy trợ thính).

- Bệnh về tim mạch: Bệnh tăng HA, khi đã điều trị mà HA tối đa 180mmHg và/hoặc tối thiểu 100mmHg; HA thấp kèm theo có tiền sử các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, ngất xỉu; các bệnh viêm tắc mạch, dị dạng mạch máu; rối loạn nhịp; ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn; Block nhĩ thất hộ II/nhịp chậm kèm các triệu chứng lâm sàng; ghép tim; cơn đau ngực do bệnh lý về mạch vành; suy tim độ II trở lên; sau can thiệp tái thông mạch vành.

- Bệnh về hô hấp: Các bệnh gây khó thở từ mức độ II trở lên; hen phế quản; lao phổi đang trong giai đoạn lây nhiễm.

- Bệnh về cơ, xương, khớp: Khớp giả ở một bị các xương lớn; cứng.dinh 01 khớp lớn; gù, vẹo cột sống quá mức; chiều dài tuyệt đối giữa 01 chi trên hoặc dưới chênh lệch từ 5cm trở lên mà không có dụng cụ để hỗ trợ; cụt/mất chức năng của 02 ngón tay trên 01 bàn tay trở lên, hoặc bị cụt/mất chức năng 01 bàn chân trở lên.

- Bệnh nội tiết: Đái tháo đường có tiền sử hôn mê do bệnh đái tháo đường trong 01 tháng.

- Sử dụng các loại thuốc, chất có cồn, ma túy và các chất hướng thần: Sử dụng chất cồn có nồng độ vượt quá truy định; sử dụng ma tuý; sử dụng thuốc điều trị làm ảnh hưởng đến khả năng thức tỉnh; làm dụng chất kích thần hoặc chất gây ảo giác.

Trên đây là những thông tin về bằng FE lái xe gì?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.