Bằng lái xe FC: Lái được xe gì? Điều kiện học và thi có khó không?

Để có thể lái những chiếc xe hạng nặng kiểu container, tài xế phải có bằng FC. Vậy cụ thể, bằng lái xe FC lái được những xe gì? Học và thi bằng này liệu có khó không?


1. Bằng lái xe FC lái được những xe nào?

Theo điểm g khoản 4 Điều 59 Luật Giao thông vận tải năm 2008, bằng lái xe FC được cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

Cùng với đó, điểm b khoản 12 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT cũng quy định:

b) Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;

Theo quy định này, người sở hữu bằng lái FC sẽ được phép lái các loại phương tiện sau đây:

STT

Các phương tiện mà bằng lái xe FC được phép lái

1

Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

2

Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

3

Ô tô dùng cho người khuyết tật

4

Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

5

Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

6

Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

7

Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

8

Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên

9

Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên

10

Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc


2. Có được học và thi trực tiếp bằng FC không?

Chương II Thông tư 12/2017/TT-BGTVT chỉ quy định về chương trình đào lái xe trwucj tiếp các hạng B1, B2, C, còn với các hạng bằng lái xe ô tô còn lại chỉ có chương trình đào tạo nâng hạng bằng B1, B2, C.

Do đó, nếu chưa từng có bằng lái xe ô tô mà người dân có nhu cầu thi bằng lái xe FC không thể học và thi trực tiếp thì sẽ không thể học và thi bằng lái xe FC.

Thay vào đó, các học viên của trung tâm đào tạo lái xe phải thi bằng lái xe hạng C hoặc hạng D hoặc hạng E trước, sau đó mới có thể thi bằng lái xe hạng FC (theo điểm i khoản 1 Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT).

bang lai xe FC


3. Điều kiện học bằng lái xe FC là gì?

- Tiêu chuẩn về sức khỏe:

Tài xế thi bằng lái xe hạng FC không có các tình trạng bệnh, tật thuộc Phụ lục số 01 của Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

- Tiêu chuẩn về độ tuổi: Tính đến ngày dự sát hạch lái, người thi bằng lái xe hạng FC phải từ đủ 24 tuổi trở lên (theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

- Tiêu chuẩn về thời gian lái xe: Thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên (theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT).

Lưu ý: Trường hợp phạm giao thông mà bị tước quyền sử dụng bằng lái xe thì thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt.


4. Thời gian học bằng lái xe FC mất bao lâu?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời gian học nâng bằng lái xe từ hạng C, D, E lên FC cần 272 giờ học trong đó có 48 giờ lý thuyết và 224 giờ học thực hành.

Kết thúc khóa học tại trung tâm đào tạo lái xe, học viên học nâng hạng bằng FC sẽ được kiểm tra và cấ chứng chỉ đào tạo với môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết và môn Thực hành lái xe trong hình và trên đường.


5. Thi bằng lái xe FC sẽ thi những nội dung gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, sửa bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, việc thi sát hạch bằng lái xe hạng FC được tiến hành với các nội dung sau:

- Thi sát hạch lý thuyết: Gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, ngoài ra còn có nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe.

- Thi sát hạch thực hành lái xe trong hình: Người thi điều khiển xe qua 02 bài sát hạch là tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại; ghép xe dọc vào nơi đỗ.

- Thi sát hạch thực hành lái xe trên đường: Người thi điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên.

- Thi sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông: Người thi xử lý các tình huống mô phỏng xuất hiện trên máy tính.

Những thí sinh đạt tất cả các nội dung sát hạch gồm: Sát hạch lý thuyết, sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình và trên đường thì được công nhận trúng tuyển và cấp bằng lái xe FC.

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến bằng lái xe FC. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Tạm giữ xe là một trong những biện pháp cưỡng chế xử phạt thường được áp dụng khi người tham gia giao thông vi phạm lỗi. Tuy nhiên, sau khi nộp phạt và nhận xe về, nếu phát hiện xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng có được bồi thường hay không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền? Có bị giam xe không?

Lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền? Có bị giam xe không?

Lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền? Có bị giam xe không?

Phóng nhanh, vượt ẩu là những hành vi đặc biệt bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông. Việc chạy quá tốc độ cho phép không chỉ gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện mà còn ảnh hưởng đến những người đi đường khác. Sau đây là thông tin về mức phạt với lỗi quá tốc độ.