Thời gian giao hàng và thời gian thực hiện hợp đồng giống và khác nhau thế nào?

Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa, người ta thường có sự nhầm lẫn giữa thời gian giao hàng và thời gian thực hiện hợp đồng. Đây là hai khái niệm khác nhau, cùng phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai khái niệm tại bài viết.

1. Thời gian giao hàng là gì? Xác định thời gian giao hàng thế nào?

Trong nội dung của hợp đồng mua bán thông thường sẽ có điều khoản quy định về thời gian để bên bán giao hàng cho bên mua. 

Việc xác định thời gian giao hàng trong hợp đồng mua bán hiện nay được thực hiện theo quy định tại Luật Thương mại 36/2005/QH11 và Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13 cùng các văn bản khác có liên quan.

Có thể hiểu, thời gian giao hàng là thời gian mà bên bán phải giao hàng hóa cho bên mua theo quy định được các bên thoả thuận và ghi nhận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Cách xác định thời gian giao hàng
Cách xác định thời gian giao hàng (Ảnh minh họa) 

Thời gian giao hàng có thể được các bên thỏa thuận và quy định trong hợp đồng dưới nhiều dạng khác nhau. Chẳng hạn:

  • Giao hàng vào một ngày nhất định (Ví dụ: giao hàng vào ngày 30/6/2024, giao hàng vào ngày 30/3/2024,...)

  • Giao hàng trước một thời điểm nhất định (Ví dụ: Giao hàng trước ngày 01/6/2024, giao hàng không trễ hơn ngày 30/6/2024,... );

  • Giao hàng trong một khoảng thời gian nhất định như tháng, quý (Ví dụ: Giao hàng trong vòng 01 tháng kể từ ngày ký hợp đồng, giao hàng trong vòng 01 tháng kể từ ngày 01/4/2024,...);

  • Giao hàng càng sớm càng tốt, giao hàng ngay khi sản xuất đủ số lượng (Ví dụ: giao hàng ngay sau khi có chuyến tàu đầu tiên, giao hàng ngay khi nào xin được giấy phép xuất khẩu,...);

  • Hoặc không quy định về thời gian giao hàng;...

Nếu trong nội dung hợp đồng, các bên chỉ thỏa thuận về thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có thể giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn mà các bên đã thỏa thuận và phải thông báo trước cho bên mua.

Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng hóa thì bên bán phải giao hàng hóa cho bên mua trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

Bên bán phải giao hàng hóa cho bên mua theo đúng thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán hàng chỉ được giao hàng hóa cho bên mua trước hoặc sau thời hạn nếu có sự đồng ý của bên mua. 

Nếu bên bán giao hàng trước thời hạn các bên đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu hai bên không có thỏa thuận khác.

2. Thời gian thực hiện hợp đồng là gì? Tính như thế nào?

Thời gian thực hiện hợp đồng có thể hiểu là khoảng thời gian tính từ ngày hợp đồng mua bán giữa các bên có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng. 

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận tại hợp đồng mua bán. 

Cách xác định thời gian thực hiện hợp đồng
Cách xác định thời gian thực hiện hợp đồng (Ảnh minh họa)

Theo đó, thời gian thực hiện hợp đồng mua bán là thời gian được tính kể từ ngày hợp đồng mua bán giữa các bên có hiệu lực đến ngày bên bán thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng và các nghĩa vụ liên quan, bên mua thực hiện xong nghĩa vụ trả tiền và các nghĩa vụ liên quan. 

Thời gian bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa và bên mua thực hiện nghĩa vụ trả tiền mua hàng hóa được quy định như sau:

  • Bên bán phải giao hàng hóa cho bên mua theo đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận, bên bán chỉ được giao hàng hóa trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.

  • Bên mua thanh toán tiền mua hàng hóa theo thời gian thỏa thuận. Nếu các bên không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận hàng hóa mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

  • Khi các bên không có thỏa thuận thời hạn giao hàng hóa thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao hàng hóa và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận hàng hóa bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên còn lại trong một thời gian hợp lý.

3. So sánh thời gian giao hàng và thời gian thực hiện hợp đồng

Thông thường, có nhiều người nhầm lẫn giữa thời gian giao hàng và thời gian thực hiện hợp đồng. 

So sánh thời gian giao hàng và thời gian thực hiện hợp đồng
So sánh thời gian giao hàng và thời gian thực hiện hợp đồng (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên đây là hai khái niệm khác nhau và có một số sự khác biệt nhất định. Có thể phân biệt hai khái niệm này theo những tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí so sánh

Thời gian giao hàng

Thời gian thực hiện hợp đồng

Cơ sở phát sinh

  • Do các bên thỏa thuận tại hợp đồng mua bán;

  • Thời gian giao hàng và thời gian thực hiện hợp đồng đều là thời gian để các chủ thể trong hợp đồng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Cách xác định

Thời gian mà bên bán phải giao hàng hóa cho bên mua được quy định tại hợp đồng.

Thời gian được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày bên bán thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng, bên mua thực hiện xong nghĩa vụ trả tiền.

Bản chất

Thời gian giao hàng là thời hạn để bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

Thời gian thực hiện hợp đồng là thời gian để các bên hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo thỏa thuận tại hợp đồng.

Trên đây là nội dung giải đáp thời gian giao hàng và thời gian thực hiện hợp đồng giống và khác nhau thế nào?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?