Xác định địa điểm giao nhận hàng hóa như thế nào?

Trong hoạt động mua bán hàng hóa, địa điểm giao nhận hàng là một trong những nội dung thường được các bên quan tâm. Cùng tìm hiểu khái niệm này và cách xác định địa điểm giao nhận hàng hóa tại bài viết dưới đây.

1. Địa điểm giao nhận hàng hóa là gì?

Địa điểm giao nhận hàng hóa
Địa điểm giao nhận hàng hóa (Ảnh minh họa)

Địa điểm giao nhận hàng hóa là địa điểm mà bên bán có trách nhiệm giao hàng và người nhận hàng thực hiện việc nhận hàng.

Địa điểm giao hàng có thể là tại cửa hàng, công ty, kho hàng... của bên bán hoặc địa chỉ của bên mua tùy theo thỏa thuận của các bên.Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, địa điểm giao nhận hàng là một trong những nội dung thường được đề cập đến.

Pháp luật hiện nay cho phép các bên trong giao dịch mua bán hàng hóa có quyền tự do thoả thuận về địa điểm giao nhận hàng, miễn là không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, theo nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại tại Điều 11, Điều 13 Luật Thương mại  số 36/2005/QH11.

Xác định địa điểm giao nhận hàng hóa
Xác định địa điểm giao nhận hàng hóa (Ảnh minh họa)

- Đối với quy định tại Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13:

Tại Điều 435 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định địa điểm giao tài sản đối với hợp đồng mua bán tài sản là địa điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì xác định theo Điều 277 Bộ luật Dân sự như sau:

  • Địa điểm giao tài sản là nơi có bất động sản đối với trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;
  • Địa điểm giao tài sản là nơi trụ sở hoặc nơi cư trú của bên có quyền đối với trường hợp đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

Ngoài ra, khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở ban đầu thì có nghĩa vụ phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi địa điểm này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

- Đối với quy định tại Luật Thương mại 2005:

Luật Thương mại 2005 có quy định cụ thể và chi tiết hơn đối với nguyên tắc xác định địa điểm giao nhận hàng hóa. 

Cụ thể, theo quy định tại Điều 35 Luật Thương mại 2005 tùy thuộc vào thoả thuận của các bên, địa điểm giao nhận hàng hóa được xác định như sau:

- Các bên đã có thỏa thuận về địa điểm giao nhận hàng thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng đến đúng địa điểm đã thoả thuận.

- Các bên không có thoả thuận với nhau về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định theo những nguyên tắc như sau:

  • Trong trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi mà có hàng hoá này;
  • Trường hợp mà hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá thì bên bán phải giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
  • Trường hợp mà trong hợp đồng cũng không có quy định về việc vận chuyển hàng hoá, thì nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên có biết được địa điểm kho chứa hàng hoặc địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm này;
  • Các trường hợp khác thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán. Nếu bên bán không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán (địa điểm này được xác định ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán).

Chuyển rủi ro là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động mua bán hàng hóa, Chuyển rủi ro được hiểu là khi mà trách nhiệm và những nguy cơ về mất mát, hư hỏng của hàng hóa được chuyển từ phía người bán cho người mua từ một thời điểm nhất định.

Tức là khi rủi ro đã được chuyển giao thì người mua sẽ chịu trách nhiệm cho những tổn thất, thiệt hại có thể xảy ra.

Việc chuyển giao rủi ro phụ thuộc thỏa thuận giữa các bên và nhiều yếu tố khác. Trong đó, việc chuyển giao rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá có liên quan đến địa điểm giao nhận hàng theo quy định tại Điều 57, 69 Luật Thương mại 2005.

- Trường hợp 1: Có địa điểm giao hàng được xác địnhviệc chuyển giao rủi ro được thực hiện như sau:
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trường hợp bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại 01 địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát, hư hỏng của hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc giao cho người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó (gồm cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá này).

- Trường hợp 2:  Không có địa điểm giao hàng được xác định, việc chuyển giao rủi ro được thực hiện như sau:

Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá đồng thời bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho phía bên mua khi hàng hoá được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

Trên đây là thông tin về địa điểm giao nhận hàng hóa.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Để được kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Vậy doanh nghiệp cần sử dụng mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá nào theo quy định hiện hành?