Hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian tạm hoãn thì giải quyết thế nào?

Vì nhiều lý do khác nhau có thể khiến cho hợp đồng lao động bị tạm hoãn. Điều này sẽ làm gián đoạn việc thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định. Vậy  nếu hợp đồng lao động hết hạn khi đang tạm hoãn thì giải quyết quyền lợi cho người lao động thế nào?


1. Hợp đồng lao động có thể bị tạm hoãn vì lý do gì?

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động có thể bị tạm hoãn bởi một trong các lý do sau đây:

(1) Người lao động đi nghĩa vụ quân sự, tham gia Dân quân tự vệ.

(2) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định về tố tụng hình sự.

(3) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

(4) Lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

(5) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ.

(6) Người lao động được nhà nước ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

(7) Người lao động được doanh nghiệp ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.

(8) Lý do khác do hai bên thỏa thuận. 

hop dong lao dong het han trong thoi gian tam hoan


2. Thời gian tạm hoãn có tính vào thời hạn của hợp đồng lao động?

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động đã ký sẽ bị tạm dừng thực hiện trong một thời gian nhất định xảy ra một trong các lý do mà pháp luật hoặc do thỏa thuận của các bên.

Khi hợp đồng lao động bị tạm hoãn thực hiện thì thời gian tạm hoãn đó có tính vào thời hạn của hợp đồng lao động mà các bên đã ký không?

Bộ luật Lao động không trực tiếp đề cập đến vấn đề này nhưng có thể ngầm hiểu câu trả lời nhờ quy định về việc nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động tại Điều 31 Bộ luật này:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Theo quy định này, người lao động chỉ phải nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời gian tạm hoãn hợp đồng nếu hợp đồng lao động đó còn hạn.

Điều này đồng nghĩa rằng, thời hạn tạm hoãn hợp đồng vẫn sẽ được tính vào thời hạn hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận từ đầu.


3. Hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian tạm hoãn, giải quyết thế nào?

Như đã phân tích ở mục 2, khi tạm hoãn hợp đồng lao động, mặc dù người lao động không thực hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng thời gian này vẫn sẽ được cộng dồn vào thời hạn của hợp đồng lao động.

Do đó, nếu hợp đồng lao động hết hạn khi đang trong thời gian tạm hoãn thì hợp đồng này sẽ có thể bị chấm dứt bởi khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ:

Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Theo đó, hợp đồng lao động hết hạn sẽ đương nhiên làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, trừ trường hợp người lao động đang trong nhiệm kỳ làm thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà hết hạn hợp đồng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu chấm dứt hợp đồng lao động khi hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết về việc chấm dứt hợp đồng lao động đó.

Và khi hợp đồng lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thanh toán cho người lao động những khoản tiền sau đây:

- Trợ cấp thôi việc.

- Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động còn phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động.

Thậm chí nếu người lao động có yêu cầu thì người sử dụng lao động còn phải cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động đó.

Lưu ý: Nếu hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian tạm hoãn mà các bên vẫn có nhu cầu làm việc với nhau thì có thể tiến hành ký hợp đồng lao động mới.

Trên đây là hướng giải quyết khi hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian tạm hoãn. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hồ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Infographic: Bảng lương cơ sở 2023 và các đối tượng được tăng lương

Infographic: Bảng lương cơ sở 2023 và các đối tượng được tăng lương

Infographic: Bảng lương cơ sở 2023 và các đối tượng được tăng lương

Có thể nói, năm 2023 sẽ là năm đáng mong đợi khi thu nhập và các khoản trợ cấp khác của một số đối tượng sẽ được tăng lên đáng kể theo mức tăng lương cơ sở. Tuy nhiên, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ khoảng giữa năm 2023, vậy Bảng lương cơ sở năm 2023 thế nào? Đối tượng nào được tăng lương?