Bên mua có được kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng không?

Kiểm tra hàng hoá trước khi giao là chính sách được nhiều chủ shop bán hàng online và người mua quan tâm nhằm đảm bảo hàng hóa được giao đúng loại, chất lượng, số lượng đã đặt. Vậy trên thực tế thì bên mua có được kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng không?

1. Bên mua có được kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng không?

Bên mua có được kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng không?
Bên mua có được kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng không? (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 44 Luật Thương mại số 36/2005/QH11, việc kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng của người mua được quy định như sau:

- Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên mua hoặc người đại diện của bên mua được tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao thì bên bán phải đảm bảo bên mua hoặc người đại diện của bên mua được tạo các điều kiện thuận lợi để kiểm tra hàng hoá.

- Bên mua hoặc người đại diện của bên mua trong trường hợp trên phải tiến hành kiểm tra hàng hoá trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép (nếu giữa người mua và người bán không có thỏa thuận nào khác); Nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng thì việc kiểm tra hàng có thể được hoãn lại đến khi hàng được chuyển tới địa điểm quy định.

- Trong trường hợp bên mua hoặc người đại diện của bên mua không tiến hành việc kiểm tra hàng hoá trước khi giao theo thỏa thuận của bên mua và bên bán thì bên bán được thực hiện giao hàng theo quy định của hợp đồng mua bán.

- Bên bán không phải chịu trách nhiệm đối với các khiếm khuyết, sai sót của hàng hoá mà bên mua hoặc người đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán về các khiếm khuyết, sai sót trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi tiến hành kiểm tra hàng hoá được giao.

Tuy nhiên, bên bán phải chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc người đại diện của bên mua đã tiến hành kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết các khiếm khuyết này nhưng không thông báo cho bên mua được biết.

Như vậy, bên mua hoàn toàn được kiểm hàng hoá trước khi giao hàng nếu hai bên có thỏa thuận, đồng thời cũng không quy định rõ về thời gian kiểm tra hàng hoá và thời hạn thông báo. Do đó cũng rất khó để xác định khiếm khuyết của hàng hoá do lỗi của ai.

Để tránh xảy ra các trường hợp tranh chấp không đáng có, các bên cần tiến hành các biện pháp như quy định rõ số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá; quy trình, thời gian kiểm hàng; thời hạn thông báo khiếm khuyết; trách nhiệm của các bên đối với rủi ro; thời điểm chuyển giao rủi ro;...

2. Lý do nên kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng là gì?

Lý do nên kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng
Lý do nên kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng (Ảnh minh họa) 

Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng là quá trình cơ bản nhằm xác minh hàng hoá được giao đúng với số lượng, đảm bảo chất lượng, các thông số kỹ thuật, giúp người mua phát hiện các sai sót, khiếm khuyết và các lỗi của hàng hóa kịp thời. Đồng thời để xác định trách nhiệm của các bên đối với những sai sót, khiếm khuyết đó.

Tuy nhiên, trong việc mua bán thông thường hiện nay, mua hàng hoá, đặc biệt là mua hàng online có một số hạn chế như người mua không được nhìn tận mắt, sờ tận tay hàng hoá, không biết được sản phẩm được giao có đúng với mặt hàng mà người bán giới thiệu hay không, do đó dẫn đến gặp phải các rủi ro như: người gửi gửi nhầm hàng hoá; hàng hoá được nhận khác với hàng khi đặt mua; hàng hoá bị hư hỏng, sai kích cỡ, màu sắc, chưởng loại,...

Thực tế hiện nay, khi mua hàng online, các bên sẽ thực hiện việc đồng kiểm. Tức là, sau khi người bán giao hàng hóa đến tay người mua thì khi nhận được hàng hóa, người mua sẽ thực hiện việc kiểm tra hàng hóa.

Sau khi kiểm tra, nếu hàng hóa đúng số lượng, chất lượng… như hai bên thỏa thuận thì bên mua sẽ nhận hàng và có thể giao tiền trước khi người bán giao hàng hoặc giao tiền sau khi đồng kiểm.

Nếu hàng hóa không đúng số lượng, chất lượng, người mua có thể trả hàng…

Bởi vậy, có thể thấy, kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng nhằm đảm bảo quyền lợi của bên mua, bên bán và tránh được các tranh chấp phát sinh có thể xảy ra.

3. Kiểm tra hàng hoá ship COD cần lưu ý gì?

Mặc dù hàng hoá ship COD được kiểm tra hàng hoá trước khi nhận hàng, tuy nhiên không phải loại hàng hoá nào người mua cũng được kiểm tra hàng hoá. Dưới đây là một số mặt hàng mà người mua được phép kiểm tra và không được kiểm tra trước khi nhận hàng cần lưu ý:

- Hàng hoá được kiểm tra trước khi giao: Quần áo, phụ kiện, giày dép,... những loại hàng hoá mà người nhận có thể thử nếu đã có thỏa thuận trước với người bán hàng để có để kiểm tra xem hàng hoá được mua rộng hay chật và có thể đổi trả hàng.

- Hàng hoá không được dùng thử: Các loại thực phẩm, đồ dùng, mỹ phẩm,... thì người mua chỉ được xem chứ không được thử để đảm bảo chính sách bảo hành của nhà cung cấp hàng hoá. Đối với các loại hàng hoá này thì việc kiểm tra phụ thuộc vào người gửi và người nhận hàng hoá. Do đó quá trình vận chuyển hàng hoá nhân viên giao hàng không chịu trách nhiệm về việc đồng kiểm của khách hàng.

Ngoài ra, người mua cũng cần phải có sự thoả thuận trước với người bán để áp dụng hình thức kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng, tức là khi nhận hàng, người mua được bóc hàng ra để kiểm tra trước sự chứng kiến của người giao.

Trong trường hợp cửa hàng không chấp nhận đồng kiểm hoặc bạn không phải là người trực tiếp nhận hàng thì phải quay video khi mở hàng để làm căn cứ bảo vệ quyền lợi của mình khi mua phải những sản phẩm bị đánh tráo hoặc nhầm lẫn khi giao hàng.

Trên đây là những thông tin về vấn đề kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có phải xuất hóa đơn?

Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có phải xuất hóa đơn?

Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có phải xuất hóa đơn?

Quy định hiện hành có cho phép doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa hay không? Nếu được bán hàng vào nội địa thì doanh nghiệp chế xuất có phải xuất hóa đơn hay có phải chịu thuế GTGT không? Cùng tìm hiểu các vấn đề này tại qua bài viết ngay dưới đây.