Cách phân biệt nhãn hiệu và logo đơn giản, dễ hiểu nhất

Trước tiên, cần khẳng định nhãn hiệu và logo không phải là một, 2 khái niệm này hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và phân biệt được nhãn hiệu và logo.

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Logo

Khái niệm

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau (khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009)

Là một ký hiệu hoặc biểu tượng của một nhãn hiệu.

Logo được sắp xếp, thiết kế một cách cá biệt, độc đáo tùy theo mỗi doanh nghiệp.

Ví dụ

Microsoft, Pepsi, Cocacola, Adidas, Nike, Honda, Toyota, BMW, Mercedes-Benz, Samsung, Sony, Panasonic…

- Logo của Microsoft: hình vuông lớn với 4 ô vuông nhỏ bên trong với 4 màu sắc (đỏ, xanh lá, xanh nước biển và vàng);

- Logo của Adidas: 3 sọc đặt trước chữ adidas;

- Logo của Nike: Biểu tượng đôi cánh của nữ thần chiến thắng;

- Logo của BMW: logo hình cánh quạt màu xanh và trắng đang quay tròn;

- Logo của Mercedes-Benz: Biểu tượng ngôi sao 3 cánh;

Dấu hiệu nhận biết

Thường được thấy nhất là dấu hiệu thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm; hay nói cách khác, nhãn hiệu cũng chính là tên riêng của sản phẩm, qua đó giúp phân biệt được sản phẩm mang nhãn hiệu này với các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự khác nhưng không chỉ của những doanh nghiệp khác nhau, thậm chí là trong cùng một doanh nghiệp

Ví dụ: Hãng Honda sản xuất cùng một loại xe gắn máy nhưng với nhiều tên gọi khác nhau: SH, PCX, Air Blade, Lead, Vision, Future, Wave, Blade, Super Dream.

Được thiết kế bằng một hoặc nhiều hình ảnh, màu sắc hay ký tự từ ngữ ghép lại với nhau để tạo nên một hình thù, khiến cho người xem dễ liên tưởng đến hoạt động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp đó và thấy được sự khác biệt với logo khác.

Chức năng

Là dấu hiệu giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa của chủ thể khác

Biểu tượng đại diện cho các thương hiệu.

Được tạo ra để chứa đựng những ẩn ý, hàm súc có thể thay thế cho cách diễn đạt bằng lời nói của một cá nhân hay doanh nghiệp tổ chức nào đó.

Ngoài ra đây còn là biểu tượng sức mạnh, thể hiện năng lực hoạt động của sản phẩm hay dịch vụ muốn truyền đạt tới khách hàng

Phạm vi và mức độ bảo hộ

Hạn chế trong sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhưng mức độ bảo hộ cao hơn

Không hạn chế lĩnh vực nhưng mức độ bảo hộ bản quyền yếu hơn

Trên đây là một số tiêu chí cơ bản nhằm phân biệt nhãn hiệu và logo. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.