Thế nào là nhãn hiệu? Có mấy loại nhãn hiệu?

Phần lớn mọi người đều đồng nhất nhãn hiệu, thương hiệu, logo là một. Tuy nhiên đây là những đối tượng khác nhau, vậy, nhãn hiệu là gì và có những loại nhãn hiệu nào?

Thế nào là nhãn hiệu?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009).

Theo đó, nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất, cung cấp với những hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác.

Bất kỳ chữ cái, từ ngữ, chữ số, hình vẽ, màu sắc, hình ảnh, sự sắp đặt, tiêu đề quảng cáo, nhãn hàng hoặc sự kết hợp của các dấu hiệu kể trên được sử dụng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các công ty khác nhau có thể được coi là nhãn hiệu.

Như vậy, cơ bản nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau.

có mấy loại nhãn hiệuThế nào là nhãn hiệu? Có mấy loại nhãn hiệu? (Ảnh minh họa)

Có mấy loại nhãn hiệu?

Căn cứ vào các thành tố, tính chất, chức năng mà pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới đều có thể phân loại nhãn hiệu như sau:

Phân loại theo tính chất:

Hiện nay, Luật Sở hữu trí 2005 sửa đổi 2009 đang phân loại nhãn hiệu theo tính chất. Cụ thể, nhãn hiệu gồm 04 loại:

  • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (khoản 17 Điều 4);
  • Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (khoản 18 Điều 4);

  • Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau (khoản 19 Điều 4);
  • Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (khoản 20 Điều 4). Xem thêm: Nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng?

Phân loại dựa theo các yếu tố khi đăng ký bảo hộ:

  • Từ ngữ, cụm từ, khẩu hiệu;
  • Chữ cái, chữ số;

  • Hình vẽ, ảnh chụp;
  • Màu sắc;

  • Sự kết hợp các yếu tố trên.

Phân loại theo mục đích sử dụng:

  • Nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho sản phẩm hàng hóa;
  • Nhãn hiệu dịch vụ sử dụng cho các ngành dịch vụ.

Trên đây là giải đáp Thế nào là nhãn hiệu? Có mấy loại nhãn hiệu?. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Năm 2021, đăng ký nhãn hiệu ở đâu? Chi phí thế nào?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Hướng dẫn đăng ký ưu tiên, xét tuyển HSG vào các trường quân đội 2021

Hướng dẫn đăng ký ưu tiên, xét tuyển HSG vào các trường quân đội 2021

Hướng dẫn đăng ký ưu tiên, xét tuyển HSG vào các trường quân đội 2021

Theo hướng dẫn xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi bậc Trung học phổ thông (THPT) vào đào tạo đại học, cao đẳng hệ quân sự tại các học viện, trường trong quân đội năm 2021, thí sinh chỉ được nộp hồ sơ vào một trường trong Quân đội.