Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại theo quy định mới nhất

Về cơ bản nhãn hiệu và tên thương mại là 02 đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, do có những điểm tương đồng nhất định về hình thức nên mọi người vẫn dễ nhầm lẫn. Để phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Tên thương mại

Khái niệm

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau

(Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009)

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh  để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh

(Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009)

Chức năng

Phân biệt hàng hóa, dịch vụ

Phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh

Căn cứ bảo hộ

- Đăng ký và cấp văn bằng đối với nhãn hiệu thông thường;

- Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Không cần đăng ký. Căn cứ bảo hộ dựa trên việc sử dụng hợp pháp, lâu dài, ổn định

Dấu hiệu

Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh

Chỉ là dấu hiệu từ ngữ (tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa), không bảo hộ màu sắc, hình ảnh.

Gồm 2 thành phần: Mô tả (mô tả tóm tắt loại hình kinh doanh) và phân biệt (phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác)

Điều kiện bảo hộ

- Dấu hiệu nhìn thấy được bằng mắt

- Có khả năng phân biệt

Có khả năng phân biệt, cụ thể:

- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng

- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cũng lĩnh vực và khu vực kinh doanh hoặc nhãn hiệu của người khác được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng

Phạm vi bảo hộ

Trong phạm vi bảo hộ đã đăng ký thường là quốc gia

Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh

Thời gian bảo hộ

Bảo hộ trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần

Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng

Số lượng

Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu

Một chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có thể có một tên thương mại

Chuyển giao

Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển nhượng sử dụng

Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh

Trên đây là giải đáp về thắc mắc Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại theo quy định mới nhất? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục