Có được đăng ký bản quyền bài hát dịch từ tiếng nước ngoài?

Bài hát là một loại hình tác phẩm nghệ thuật có thể được thể hiện dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau. Vậy nếu bản gốc bài hát được đăng ký bản quyền, liệu bản dịch bài hát bằng ngôn ngữ khác có được đăng ký bản quyền không?

 

Bản quyền bài hát được bảo hộ như thế nào?

1. Bản quyền bài hát là gì?

Theo điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, tác phẩm âm nhạc là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả. Như vậy, bản quyền bài hát là quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.

Đăng ký bản quyền bài hát là việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc.

Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm âm nhạc như sau:

“Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”.

2. Căn cứ phát sinh quyền tác giả đối với bài hát

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không bắt buộc phải đăng ký hay công bố (theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Tuy nhiên, để tránh khỏi những tranh chấp và chứng minh bài hát thuộc quyền sở hữu của mình thì tác giả, chủ sở hữu nên thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho bài hát. Nếu không đăng ký, việc chứng minh này rất khó khăn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tác giả, chủ sở hữu với bài hát.

dang ky ban quyen bai hat ban dichĐăng ký bản quyền bài hát cho bản dịch (Ảnh minh hoạ)
 

Bài hát dịch từ tiếng nước ngoài có được bảo hộ không?

Bản dịch bài hát là bản được dịch ra một ngôn ngữ khác dựa trên ngôn ngữ gốc của bài hát. Theo đó bản dịch bài hát được coi là một loại tác phẩm phái sinh.

Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

“2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.”

Theo Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Như vậy, bản dịch bài hát muốn được bảo hộ quyền tác giả thì không được gây phương hại đến quyền nhân thân và quyền tài sản của bài hát gốc.

Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định một trong những hành vi xâm phạm quyền tác giả là:

Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

(điểm i khoản 1 Điều 25 quy định: Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị).

Như vậy, bản dịch bài hát ra ngôn ngữ khác muốn được bảo hộ thì phải xin phép và được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác của bài hát gốc.


Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền bài hát

Căn cứ Nghị định 22/2018/NĐ-CP, trình tự, thủ tục đăng ký bản quyềnbài hát được quy định như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận một cửa Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện theo các địa chỉ sau:

Nơi nộp

Địa chỉ

Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại Thành phố Đà Nẵng

Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại Thành phồ Hồ Chí Minh

170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Bước 3: Nhận kết quả

* Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

* Phí đăng ký quyền tác giả: 100.000 đồng/Giấy chứng nhận (theo Thông tư 211/2016/TT-BTC).

Như vậy, bản dịch bài hát tiếng nước ngoài hoàn toàn có thể được đăng ký bảo hộ. Trước khi có ý định đăng ký bản quyền, người làm tác phẩm phái sinh cần phải xin phép chủ sở hữu, tác giả của bài hát gốc.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Quyền tác giả là gì? Nội dung bảo hộ quyền tác giả

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.