2 điều kiện được bồi thường về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất

Nếu nắm rõ điều kiện được bồi thường về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất thì người dân có thể tự biết được tài sản thuộc sở hữu của mình có được bồi thường hay không.


Điều 88 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

“1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.”.

Theo đó, khi Nhà nước thu hồi đất thì chủ sở hữu tài sản sẽ được bồi thường nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Là tài sản hợp pháp.

Điều kiện 2: Khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại cho tài sản.

Theo quy định trên, có thể thấy điều kiện mà chủ sở hữu tài sản được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất khá đơn giản, hầu hết các trường hợp trên thực tế khi Nhà nước thu hồi đất và tiến hành kiểm đếm bắt buộc sẽ biết tài sản nào sẽ được bồi thường và đơn giá bồi thường là bao nhiêu.

Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp khá phức tạp mà người dân không biết rõ có được bồi thường hay không như xây đón dự án để chờ đền bù, khi biết thông tin thu hồi đất mới tiến hành trồng cây,…

Nhằm giúp người dân biết rõ tài sản của mình có được bồi thường hay không, LuatVietnam sẽ phân tích cụ thể 02 điều kiện trên.

(1) Khi nào tài sản được xác định là hợp pháp

* Đối với nhà ở hoặc công trình xây dựng khác

Theo khoản 1 Điều 6, khoản 2 Điều 92 Luật Đất đai 2013 và khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, công trình xây dựng được coi là hợp pháp nếu có đủ điều kiện sau:

- Sử dụng đúng mục đích sử dụng đất.

- Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép trước khi khởi công.

- Được xây dựng trước khi có thông báo thu hồi đất.

Khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013 quy định trước khi có quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi cho người sử dụng đất biết trước thời điểm thu hồi một khoảng thời gian nhất định, cụ thể:

+ Chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.

+ Chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp.

Theo đó, nếu xây dựng sau khi có thông báo thu hồi đất không những không được coi là tài sản hợp pháp mà còn bị phạt tiền, buộc phải tháo dỡ công trình vi phạm, nếu không tự tháo dỡ sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ.

- Xây dựng đúng quy hoạch sử dụng đất.

Theo đó, công trình xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ bị xử phạt tiền, buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm quy hoạch.

* Đối với cây trồng

Theo khoản 1 Điều 6 và khoản 2 Điều 92 Luật Đất đai 2013, cây trồng được coi là hợp pháp khi có đủ điều kiện sau:

- Sử dụng đất đúng mục đích.

- Được trồng trước khi có thông báo thu hồi đất

- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 

dieu kien duoc boi thuong ve tai san khi nha nuoc thu hoi dat

(2) Tài sản bị thiệt hại do Nhà nước thu hồi đất

Không phải khi nào Nhà nước thu hồi đất thì chủ sở hữu tài sản cũng được bồi thường. Nói cách khác, chủ sở hữu tài sản hợp pháp chỉ được bồi thường nếu Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại cho tài sản đó.

Thiệt hại đối với tài sản là thiệt hại về vật chất, biểu hiện trên thực tế như nhà ở, công trình bị phá dỡ, cây trồng bị chặt bỏ,…

Có thể thấy việc thiệt hại đối với nhà ở, công trình xây dựng khác khá dễ nhận thấy ngay cả khi người dân không nắm rõ quy định của pháp luật. Riêng tài sản là cây trồng, vật nuôi trong một số trường hợp sẽ phức tạp hơn, cụ thể:

* Đối với cây trồng

Biểu hiện thiệt hại đối với cây trồng chủ yếu là bị chặt, đốn hoặc bị phá bỏ. Bên cạnh đó, đối với một số loại cây trồng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì biểu hiện của thiệt hại đó là chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

Mức bồi thường thiệt hại đối với cây trồng trong trường hợp này được quy định cụ thể tại điểm c khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013 như sau:

“c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại”.

Theo quy định trên, có thể thấy cây trồng không bị chặt, đốn, lấp, chôn vùi nhưng vẫn được bồi thường vì chủ sở hữu cây trồng đó bị thiệt hại như do phải di chuyển, phải trồng lại.

* Đối với vật nuôi

Có thể thấy đa số các trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất thì không gây thiệt hại cho vật nuôi nên chủ sở hữu vật nuôi không được bồi thường như trâu, bò, lợn, gà,… vì những loài vật này di chuyển được mà không bị thiệt hại.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi, đó là thủy sản. Mặc dù vậy, không phải khi nào vật nuôi là thủy sản cũng được bồi thường mà chỉ được bồi thường nếu tại thời điểm thu hồi đất thủy sản đó chưa đến thời kỳ thu hoạch.

Điểm b khoản 2 Điều 90 Luật Đất đai 2013 quy định bồi thường đối với thủy sản bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Trên đây là điều kiện được bồi thường về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất. So với điều kiện được bồi thường về đất thì điều kiện được bồi thường về tài sản dễ xác định hơn nhiều.

Nếu người dân cần tư vấn hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Cách tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.

Bị phạt cọc nhưng vẫn “lãi” khi bán đất trong trường hợp sau

Bị phạt cọc nhưng vẫn “lãi” khi bán đất trong trường hợp sau

Bị phạt cọc nhưng vẫn “lãi” khi bán đất trong trường hợp sau

Phạt cọc là một trong những quy định mà các bên phải nắm rõ khi đặt cọc mua bán tài sản, nhất là tài sản có giá trị lớn như quyền sử dụng đất và trong đó người dân không nên bỏ qua quy định bị phạt cọc nhưng vẫn lãi khi đặt cọc mua bán đất.