[Cập nhật] Tỉnh, thành nào "siết" phân lô, bán nền?

Để tránh tình trạng tự ý mua gom đất vườn, đất trồng cây lâu năm để phân lô, bán nền ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường bất động sản, nhiều tỉnh, thành đã "siết" điều kiện phân lô, bán nền. Dưới đây là cập nhật các tỉnh, thành này.


Vì sao phải siết quy định về việc phân lô, bán nền?

Hiện nay, trong Luật Đất đai không có quy định cụ thể về hình thức phân lô, bán nền mà tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP chỉ quy định về việc phân lô bán nền cho dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Cụ thể, điều kiện như sau:

- Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

- Chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế phí, lệ phí liên quan (nếu có).

- Các dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô bán nền không nằm trong địa bàn các phương của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I thuộc Trung ương, khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên, tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.

Trong khi đó, điều kiện để tách thửa với mỗi tỉnh, thành phố lại có quy định khác nhau. Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai, Điều 29 Nghị định 43/2014 và khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, điều kiện tách thửa gồm:

- Đáp ứng diện tích tối thiểu, kích thước chiều cạnh tối thiểu.

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Sổ đỏ).

- Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, căn cứ các quy định trên, có thể thấy, chỉ các nhà đầu tư đáp ứng điều kiện mới được phép bán đất bằng hình thức phân lô bán nền. Tình trạng người dân thu mua gom đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm và lợi dụng tách thửa để phân lô ra bán là hành vi "lách luật".

Hành vi này theo nhiều chuyên gia sẽ mang đến nhiều hệ luỵ không tốt cho thị trường bất động sản: Đầu cơ trục lợi, hét giá đất, nhiều cá nhân lập dự án ma để phân lô bán nền trái phép... gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.

Do đó, cần phải "siết chặt" cũng như quy định cụ thể về điều kiện phân lô bán nền để tránh nhiều trường hợp "lách luật", nhập nhằng giữa phân lô bán nền và tách thửa nhằm thổi giá đất lên cao, gây loạn thị trường bất động sản.

tinh siet chat phan lo ban nen

Danh sách các tỉnh, thành siết phân lô, bán nền

Trước thực trạng của việc phân lô, bán nền trái quy định, nhiều tỉnh, thành đã ra các Văn bản "siết" việc phân lô, bán nền của cá nhân, tổ chức. Dưới đây là danh sách cụ thể do LuatVietnam tổng hợp và cập nhật:

STT

Tỉnh, thành phố

Nội dung

1

TP. Hà Nội

Công văn số 1685/STNMT-ĐKTKĐĐ:

- Kiểm tra, rà soát, báo cáo việc phân lô, chia tách thửa đất, san hạ đất có diện tích lớn hơn 500m2 để xây dựng hạ tầng đường giao thông từ 01/01/2017 - 31/01/2022.

- Tạm dừng tiếp nhận, giải quyết thủ tục chia tách thửa đất nông nghiệp, thửa đất có cả đất ở và đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở và chỉ tiếp nhận hồ sơ đủ điều kiện tách thửa, hợp thửa.

2

TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Công văn hỏa tốc 529/UBND-KT ngày 22/3/2022: Tạm dừng thủ tục tách thửa đất nông nghiệp không tiếp giáp đường giao thông; đất đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt.

3

Khánh Hoà

Văn bản số 1927/UBND-XDNĐ:

- Chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thửa đất nằm trong khu dân cư hiện có sang đất ở nếu có đủ điều kiện hạ tầng khu vực, phù hợp quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện...

- Cấm chuyển mục đích thửa đất nằm ngoài khu vực dân cư hiện có khiến hình thành điểm dân cư mới chưa đáp ứng điều kiện cơ sở hạ tầng khu vực.

4

Bắc Giang

Công văn 718/SXD-QLN ngày 30/3/2022:

- Tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản.

- Chủ đầu tư: công khai đầy đủ, chính xác thông tin dự án, bất động sản kinh doanh; không huy động vốn khi chưa đủ điều kiện...

5

Lâm Đồng

Văn bản số 473/UBND-ĐC ngày 20/01/2022:

- Tạm dừng tiếp nhận, giải quyết thủ tục về phân lô, tách thửa đất, xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.

- Tạm dừng tiếp nhận, xem xét, giải quyết thủ tục về tách thửa nhưng thực chất là biến tướng để đầu tư dự án bất động sản trái quy định.

- Thời gian tạm dừng đến 01/3/2022.

6

Vĩnh Phúc

Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 07/3/2022

- Không xem xét đề xuất mới về phân lô, bán nền

- Đăng tải dự án BĐS chưa đủ điều kiện kinh doanh, chưa đủ vốn, cảnh báo rủi ro

- Kiểm soát chặt chẽ giao dịch ảo, thổi giá đất...

7

Thái Nguyên

Quyết định 04/2022/QĐ-UBND ngày 30/3/2022

Phải lập dự án khu dân cư được chấp thuận...

(Tiếp tục cập nhật...)

Trên đây là danh sách các tỉnh siết chặt phân lô bán nền để điều tiết thị trường bất động sản. LuatVietnam sẽ tiếp tục cập nhật các tỉnh, thành phố khác khi có thông tin mới nhất.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Mua đất phân lô bán nền: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục mới nhất

Đánh giá bài viết:
(8 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.