Đang ở trong tù có phải trả nợ khi đến hạn không?
Nhiều người nghĩ rằng, đi tù sẽ bị hạn chế một số quyền, nghĩa vụ của công dân. Thực hư quan niệm này thế nào? Liệu đi tù có phải trả nợ nữa không? Nếu có thì trả thế nào?
Nợ đến hạn, đang trong tù có phải trả nợ không?
Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015, công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác theo quy định thì bị tước một hoặc một số quyền công dân như:
- Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
- Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Đồng thời, không có văn bản nào quy định về việc hạn chế các quyền và nghĩa vụ khác của công dân.
Bên cạnh đó, theo Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015, nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định như sau:
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Căn cứ quy định này, người đi vay phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nếu vay bằng tiền thì trả bằng tiền, nếu vay bằng vật thì trả bằng vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng khi không có thỏa thuận khác. Trường hợp không trả được hoặc không trả đủ khi đến hạn thì người đi vay phải thực hiện nghĩa vụ:
- Nếu vay không có lãi: Bên cho vay có quyền yêu cầu trả lãi trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả nếu không có thỏa thuận khác;
- Nếu vay có lãi: Bên vay trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng thời hạn vay mà đến hạn chưa trả hoặc trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả…
Không chỉ vậy, nghĩa vụ trả tiền còn được quy định tại Điều 280 Bộ luật Dân sự như sau:
Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.
Như vậy, không có văn bản nào hạn chế việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người đang chấp hành hình phạt tù. Đồng nghĩa, dù đi tù thì người vay nợ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đi tù có phải trả nợ không? (Ảnh minh họa)
Ở trong tù làm thế nào để trả nợ?
Mặc dù theo phân tích ở trên, người đang chấp hành hình phạt tù vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng câu hỏi đặt ra là người này phải trả nợ thế nào?
Cách 1: Hoãn trả nợ khi đang đi tù
Theo Điều 354 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc hoãn thực hiện nghĩa vụ được quy định như sau:
Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo.
Căn cứ quy định này, nếu đi tù không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ, người vay nợ phải thông báo cho bên cho vay biết ngay và đề nghị được hoãn trả nợ đến khi thực hiện xong hình phạt tù. Nếu không có lý do khách quan hoặc thỏa thuận khác mà người vay không thông báo thì có thể phải bồi thường thiệt hại nếu đến hạn mà chưa trả hết nợ.
Đồng thời, nếu muốn được hoãn trả nợ, người vay phải được người cho vay đồng ý. Khi đó, việc hoãn trả nợ vẫn được coi là trả nợ đúng hạn.
Cách 2: Ủy quyền cho người khác trả nợ thay
Thực tế cho thấy, không phải lúc nào người vay nếu đi tù cũng có đủ điều kiện, thời gian để thông báo về việc hoãn trả nợ cho người cho vay hoặc người cho vay không đồng ý cho hoãn trả nợ thì còn một cách khác để thực hiện đó là ủy quyền cho người khác trả nợ thay.
Cụ thể, Điều 283 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Do đó, nếu đi tù không trả nợ được thì người này có thể ủy quyền cho bên thứ ba (người thân, bạn bè…) thay mình trả nợ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người đi vay vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cho vay trong trường hợp người thứ ba không trả hoặc không trả đủ nợ.
Nói tóm lại, đang đi tù vẫn phải trả nợ. Trong trường hợp không thể tự mình trả thì có thể đề nghị hoãn hoặc ủy quyền cho người khác trả nợ thay. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Video: Giấy vay tiền viết tay có hợp pháp không? (16/02/2021 08:43)
- Giấy vay tiền viết tay có hợp pháp không? (26/01/2021 09:00)
- Đang ở trong tù có phải trả nợ khi đến hạn không? (30/12/2020 09:00)
- Vay tiền không trả có bị đi tù không? Trốn nợ xử lý thế nào? (20/12/2020 12:27)
- Video: Vay tiền qua app: Lãi suất “cắt cổ”, không trả được không? (01/12/2020 13:26)
- Vay tiền qua app: Lãi suất “cắt cổ”, không trả có sao không? (13/11/2020 14:47)
- Đòi nợ thuê bị 'khai tử' từ 2021, làm thế nào để đòi nợ? (28/10/2020 09:00)
- Kiện người cho vay lãi suất “cắt cổ” được không? (22/05/2020 15:30)
- Video: Cách đòi nợ khi cho vay không có giấy tờ (04/12/2019 08:57)
- Từ 2020, công ty tài chính chỉ được nhắc nợ tối đa 05 lần/ngày (20/11/2019 08:27)
- Bị đánh cắp thông tin để vay tiền, có phải trả nợ? (20/02/2021 08:00)
- Lập di chúc có cần giấy khám sức khỏe không? (19/02/2021 08:00)
- Di chúc vô hiệu và không có hiệu lực khác nhau thế nào? (13/02/2021 09:00)
- Mọi hợp đồng đều phải có quốc hiệu, tiêu ngữ? (10/02/2021 19:00)
- Vay tiền tiêu Tết, cẩn thận sập bẫy tín dụng đen! (05/02/2021 09:00)
- Mang thai hộ là gì? Phân biệt đẻ thuê và mang thai hộ (31/01/2021 12:15)
- Tiền thai sản là tài sản chung hay riêng của vợ, chồng? (09/12/2020 09:00)
- Đang đi tù, có được đăng ký kết hôn không? (05/12/2020 08:00)
- Ly hôn nhưng vẫn sống chung nhà có hợp pháp? (04/12/2020 19:30)
- Cách chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng đơn giản nhất (03/12/2020 08:56)
- Đăng ký lại kết hôn: Điều kiện, trình tự thực hiện thế nào? (28/11/2020 08:00)