Thất nghiệp không trả được nợ, bị ngân hàng kiện có phải đi tù?

Nếu hết thời hạn ghi trong hợp đồng mà không thể tất toán được khoản nợ, bên vay sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu và có thể bị ngân hàng kiện ra Tòa án để đòi tài sản. Vậy nếu không trả được nợ do thất nghiệp thì có phải đi tù không?

1. Thất nghiệp không trả được nợ, bị ngân hàng kiện có phải đi tù không?

Vay nợ là vấn đề dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó, trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ bắt buộc của người đi vay.

Nếu hết thời hạn ghi trong hợp đồng mà không thể tất toán được khoản nợ, bên vay sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu và bị ngân hàng kiện ra Tòa án để đòi tài sản.

Trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như mất việc làm, phá sản hay làm ăn thua lỗ… thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ diễn ra khi có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Theo đó, chỉ khi người vay cố tình không thanh toán nợ bằng cách dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì mới bị xử lý hình sự.

bi ngan hang kien co phai di tu khong
Không trả được nợ, bị ngân hàng kiện có phải đi tù không? (Ảnh minh họa)

2. Cố tình trốn nợ bị xử lý như thế nào?

Nếu bên vay có khả năng trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định trên, nếu vay tiền nhưng trốn nợ không trả, bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phạt tù lên đến 20 năm.

Xem thêm: Vay tiền không trả có bị đi tù không? Trốn nợ xử lý thế nào?

3. Phương án giải quyết khi bị ngân hàng kiện đòi nợ là gì?

Trên thực tế, mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng thiện chí và hợp tác. Cụ thể, người vay phải sát cánh cùng phía ngân hàng, tìm cách trao đổi, trình bày nguyện vọng một cách trung thực, từ bỏ thái độ né tránh, bất hợp tác và nghĩ ra các cách để trốn nợ.

Bên cạnh đó, luôn phải có mặt theo thư mời làm việc của Ngân hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phía Ngân hàng kiểm tra tài sản và thực hiện các biện pháp xử lý nợ.

Đồng thời, tuân thủ lịch triệu tập, xét xử của Tòa án, thông báo giải quyết của Cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

Ngoài ra, người vay cần chủ động thanh lý tài sản hoặc huy động nguồn tiền để thanh toán nợ cho Ngân hàng. Khi đã có đủ tiền tất toán nợ, người vay cần liên hệ ngân hàng qua cán bộ tín dụng, cán bộ xử lý nợ của ngân hàng để tiến hành làm thủ tục tất toán hợp đồng vay.

Trên đây là những quy định chung liên quan đến vấn đề: Thất nghiệp không trả được nợ, bị ngân hàng kiện có phải đi tù không? Còn những trường hợp cụ thể, bạn có thể gọi 1900.6199 để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

>> Không trả được nợ cho công ty tài chính do Covid-19, cần làm gì?

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.