Do khó khăn cần có tiền để chi tiêu, nhiều người lao động đã không thể chờ đến khi nghỉ hưu mà đã chọn rút bảo hiểm xã hội một lần (BHXH). Vậy đã lấy tiền BHXH 1 lần, có được nhận tiếp lần hai không?
Cứ đủ điều kiện thì được rút BHXH 1 lần!
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật BHXH năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau thì được rút BHXH một lần:
1 - Thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
- Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đã đủ tuổi nghỉ hưu mà khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
- Ra nước ngoài để định cư.
- Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
- Sau 01 năm nghỉ việc hoặc sau 01 năm không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
2 - Có yêu cầu.
Xem thêm: Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất
Có giới hạn số lần nhận BHXH 1 lần không? (Ảnh minh họa)
Đã lấy tiền BHXH 1 lần có được hưởng tiếp?
Pháp luật hiện hành không có quy định hạn chế số lần rút BHXH một lần. Tuy nhiên để được lấy được tiền BHXH một lần, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
Như vậy, đã lấy tiền BHXH 1 lần vẫn được hưởng tiếp nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng.
Lưu ý: Số tiền BHXH một lần sẽ được tính dựa trên tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH và toàn bộ thời gian đã đóng BHXH trước đó.
Vì vậy, nếu đã lấy tiền BHXH mà muốn được hưởng tiếp thì sau khi rút BHXH một lần, người lao động phải tiếp tục tham gia BHXH theo các cách sau:
Cách 1. Tham gia BHXH bắt buộc.
Người lao động có thể chọn cách đi làm và có giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì sẽ được đơn vị sử dụng lao động cùng đóng BHXH bắt buộc.
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động được tính trên mức lương được ghi nhận trong hợp đồng lao động với tỷ lệ quy định như sau:
Người lao động | ||||
BHXH | Bảo hiểm thất nghiệp | Bảo hiểm y tế | ||
Hưu trí-tử tuất | Ốm đau-thai sản | Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp | ||
8% | - | - | 1% | 1.5% |
10.5% |
Cách 2. Tham gia BHXH tự nguyện.
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện sẽ phải tự mình đóng BHXH với tỷ lệ 22% trên mức thu nhập chọn đóng BHXH.
Trong đó:
- Mức đóng thấp nhất = 22% x Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn = 22% x 700.000 đồng = 154.000 đồng/tháng
- Mức đóng cao nhất = 22% x 20 lần mức lương cơ sở = 22% x 29,8 triệu đồng = 6.556.000 đồng/tháng
Bên cạnh đó, từ ngày 01/01/2018, người tham gia BHXH tự nguyện còn được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH trong 10 năm. Mỗi tháng được hỗ trợ như sau:
STT | Đối tượng | Số tiền hỗ trợ |
1 | Hộ nghèo | 700.000 x 22% x 30% = 46.200đ |
2 | Hộ cận nghèo | 700.000 x 22% x 25% = 38.500đ |
3 | Khác | 700.000 x 22% x 10% = 15.400đ |
Căn cứ: Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 14 và Điều 17 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?Trên đây là giải đáp về việc đã lấy tiền BHXH 1 lần có được hưởng tiếp không. Nếu gặp vấn đề liên quan đến việc hưởng BHXH 1 lần, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất.
>> Bảo hiểm xã hội 1 lần: Chi tiết cách tính và thủ tục nhận>> Hệ thống tính bảo hiểm xã hội 1 lần online
>> Hồ sơ, thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất