Chế độ thai sản thay đổi như thế nào từ ngày 01/9/2021?

Ngày 01/9/2021 là thời điểm chính thức có hiệu lực của Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH với nhiều thay đổi về các chế độ của bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Vậy tới đây, chế độ thai sản của người lao động có gì mới?


1/ Một vài thay đổi về chế độ thai sản đối với lao động nam

Theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014, lao động nam được hưởng chế độ thai sản nếu đang đóng BHXH mà có vợ sinh con. Tuy nhiên, chế độ thai sản mà lao động nam được hưởng sẽ có một số thay đổi từ ngày 01/9/2021 như sau:

* Về việc hưởng trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con:

Điều 38 Luật BHXH năm 2014 đã nêu rõ mức trợ cấp 01 lần khi sinh con:

Trợ cấp 01 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở = 2,98 triệu đồng

Điều kiện để hưởng loại trợ cấp này đối với lao động nam sẽ có sự điều chỉnh như sau:

Trước đó:

Theo quy định cũ tại theo điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, chỉ có 01 trường hợp duy nhất được hưởng trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con đó là khi chỉ có lao động nam tham gia BHXH bắt buộc mà đã đóng từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

Từ 01/9/2021:

Lao động nam được hưởng trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con nếu thuộc một trong 02 trường hợp:

1 - Chỉ có lao động nam tham gia BHXH và phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

2 - Cả 2 vợ chồng cùng tham gia BHXH bắt buộc nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà người cha đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

Như vậy, quy định mới đã bổ sung thêm trường hợp lao động nam được nhận trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con.

* Về cách xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con với lao động nam:

Trước đây: Không có hướng dẫn.

Từ ngày 01/9/2021:

Thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con được xác định như sau:

+ Sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

+ Sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và:

  • Tháng đó có đóng BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Tháng đó không BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

thay doi ve che do thai san

Thay đổi về chế độ thai sản, ai cũng nên biết (Ảnh minh họa)


* Về cách tính thời gian nghỉ thai sản cho nam:

Khoản 2 Điều 34 Luật BHXH năm 2014 ghi nhận thời gian hưởng chế độ thai sản của nam như sau:

  • 05 ngày làm việc với những trường hợp thông thường;
  • 07 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi; từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Trước đây: Không hướng dẫn về trường hợp nghỉ nhiều lần.

Từ 01/9/2021: Nếu nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định. 


2/ Điều chỉnh cách tính tiền thai sản trong trường hợp mang thai đôi

Khi sinh con và có đủ thời gian tham gia BHXH theo quy định, lao động nữ sẽ được hưởng tiền chế độ thai sản bao gồm: trợ cấp 01 lần khi sinh và tiền trợ cấp thai sản.

Và để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ mang thai đôi trở lên khi sinh con mà có thai bị chết hoặc chết lưu, cách tính tiền thai sản đối trường hợp này đã có sự thay đổi. Cụ thể:

Trước đó: Chế độ thai sản được giải quyết đối với con còn sống.

Tuy nhiên, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ vẫn được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.

Ví dụ: Chị A sinh đôi nhưng có 01 bé bị chết lưu. Theo đó chị A chỉ được giải quyết chế độ đối với 1 bé còn sống với số tiền thai sản như sau:

Trợ cấp 1 lần khi sinh = 1 con x 2 x Mức lương cơ sở = 2,98 triệu đồng

Trợ cấp thai sản (trong 06 tháng):

Mức hưởng/tháng

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Từ 01/9/2021: Thời gian hưởng, trợ cấp thai sản khi sinh con và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.

Ví dụ: Chị B sinh đôi nhưng có 01 bé bị chết lưu. Theo đó chị B chỉ được giải quyết chế độ đối với cả 2 bé với số tiền thai sản như sau:

Trợ cấp 1 lần khi sinh = 2 con x 2 x Mức lương cơ sở = 5,96 triệu đồng

Trợ cấp thai sản (trong 06 tháng):

Mức hưởng/tháng

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

thay doi ve che do thai san voi lao dong nu

Thay đổi về cách tính tiền thai sản khi sinh đôi (Ảnh minh họa)


3/ Quy định mới về cách tính thời gian hưởng chế độ thai sản

Từ 01/9/2021: Thời gian khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thời gian lao động nam nghỉ khi vợ sinh con; khi thực hiện các biện pháp tránh thai mà trùng thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương: Không được tính hưởng chế độ thai sản.

Trước đây: Không có quy định.

Đồng nghĩa với đó, khi quy định mới được áp dụng, người lao động sẽ mất đi một phần quyền lợi.


4/ Hướng dẫn mới liên quan đến chế độ dưỡng sức sau thai sản

Theo quy định tại Điều 41 Luật BHXH năm 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Để làm rõ hơn về chế độ này, Thông tư 06/2021 đã có một số bổ sung như sau:

* Về cách xác định thời gian 30 ngày đầu làm việc:

Từ 01/9/2021: Khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc được tính kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe của người lao động chưa phục hồi.

Trước đây: Không có hướng dẫn.

* Trường hợp trong năm có nhiều lần nghỉ dưỡng sức sau thai sản:

Từ 01/9/2021:

Lao động nữ trong một năm mà vừa nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; vừa nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sinh con thì thời gian hưởng chế độ dưỡng sức tối đa/năm của mỗi trường hợp như sau:

- Tối đa 10 ngày: Lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

- Tối đa 07 ngày: Lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

- Tối đa 05 ngày: Các trường hợp khác.

Trước đó: Không quy định.

Trên đây là toàn bộ những thay đổi về chế độ thai sản kể từ ngày 01/9/2021. Nếu còn vấn đề vướng mắc về chế độ thai sản, bạn vui lòng liên hệ tổng đài: 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhận trợ cấp thất nghiệp mùa Covid: 8 thắc mắc thường gặp

Nhận trợ cấp thất nghiệp mùa Covid: 8 thắc mắc thường gặp

Nhận trợ cấp thất nghiệp mùa Covid: 8 thắc mắc thường gặp

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, rất nhiều người lao động đã rơi vào tình trạng thất nghiệp. Do đó, nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời điểm này có xu hướng tăng. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp khi nhận trợ cấp thất nghiệp mùa Covid.

Mùa dịch, thông báo tìm việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào?

Mùa dịch, thông báo tìm việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào?

Mùa dịch, thông báo tìm việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào?

Để hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người lao động phải thông báo tình hình tìm kiếm việc làm tới trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp. Vậy trong thời gian dịch bệnh, người dân không được ra ngoài, làm sao để thông báo tìm kiếm việc làm?

Người mắc Covid-19 được hưởng quyền lợi gì về BHXH, BHYT?

Người mắc Covid-19 được hưởng quyền lợi gì về BHXH, BHYT?

Người mắc Covid-19 được hưởng quyền lợi gì về BHXH, BHYT?

Tốc độ lây lan của Covid-19 tại Việt Nam đến giữa tháng 8/2021 vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, thậm chí, số ca nhiễm đã vượt mốc 9000 ca/ngày. Vậy khi mắc Covid-19, người lao động có được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) không?

Thất nghiệp vì dịch Covid-19 năm nay: Không được rút BHXH 1 lần

Thất nghiệp vì dịch Covid-19 năm nay: Không được rút BHXH 1 lần

Thất nghiệp vì dịch Covid-19 năm nay: Không được rút BHXH 1 lần

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 là “cú đòn” giáng mạnh vào nền kinh tế, khiến cho 1,2 triệu người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Rất nhiều người trong số này có ý định rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần để giải quyết khó khăn trước mắt về tài chính do đợt dịch này gây ra.