Cách tính lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu năm 2020

Theo thống kê của cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH), năm 2020, khoảng 23.500 lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm từ 20 năm đến 29 năm 6 tháng sẽ nghỉ hưu. So với mặt bằng chung, mức lương hưu của những lao động này thế nào?

Nghỉ hưu năm 2020 được nhận thêm một khoản tiền

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 chính thức thay đổi cách tính lương hưu của người lao động so với Luật Bảo hiểm xã hội 2006.

Theo đó, lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 - 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam.

Chính vì vậy, ngày 07/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP nhằm hỗ trợ cho nhóm lao động này bằng cách điều chỉnh lương hưu.

Cách tính lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu năm 2020

Lương hưu của lao động nữ nghỉ hưu năm 2020 (Ảnh minh họa)

Cách tính lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu năm 2020

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 153/2018/NĐ-CP, mức lương hưu của lao động nữ có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng được xác định như sau:

Mức lương hưu thực tế

=

Mức lương hưu tính theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014

+

Mức điều chỉnh

Trong đó:

- Mức lương hưu tính theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2% đến mức tối đa bằng 75%.

- Mức điều chỉnh:

Được tính bằng mức lương hưu nêu trên nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu. Cụ thể:

Thời gian đã đóng BHXH

Tỷ lệ điều chỉnh năm 2020

20 năm

3,64%

20 năm 01 tháng - 20 năm 06 tháng

3,93%

20 năm 07 tháng - 21 năm

4,21%

21 năm 01 tháng - 21 năm 06 tháng

4,48%

21 năm 07 tháng - 22 năm

4,75%

22 năm 01 tháng - 22 năm 06 tháng

5,00%

22 năm 7 tháng - 23 năm

5,25%

23 năm 01 tháng - 23 năm 06 tháng

5,48%

23 năm 07 tháng - 24 năm

5,71%

24 năm 01 tháng - 24 năm 06 tháng

5,94%

24 năm 07 tháng - 25 năm

6,15%

25 năm 01 tháng - 25 năm 06 tháng

5,45%

25 năm 07 tháng - 26 năm

4,78%

26 năm 01 tháng - 26 năm 06 tháng

4,12%

26 năm 07 tháng - 27 năm

3,48%

27 năm 01 tháng - 27 năm 06 tháng

2,86%

27 năm 07 tháng - 28 năm

2,25%

28 năm 01 tháng - 28 năm 06 tháng

1,67%

28 năm 07 tháng - 29 năm

1,10%

29 năm 01 tháng - 29 năm 06 tháng

0,54%

Để hình dung rõ hơn về cách tính lương hưu, có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

Năm 2020, bà A 55 tuổi và có 25 năm đóng BHXH, đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là 5.200.000 đồng/tháng.

Mức lương hưu bà A nhận được nếu nghỉ hưu vào năm 2020 được tính như sau:

- Mức lương hưu tính theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

15 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm còn lại = 10 x 2% = 20%. Tổng là 45% + 20% = 65%.

Chỉ với cách tính này, lương hưu bà A nhận được sẽ bằng 65% x 5.200.000 đồng/tháng = 3.380.000 đồng/tháng.

- Ngoài ra, với 25 năm đóng BHXH, bà còn được nhận thêm một khoản tiền hỗ trợ với tỷ lệ 6,15% và bằng 6,15% x 3.380.000 đồng/tháng = 207.870 đồng/tháng.

Như vậy, mức lương hưu thực tế của bà A bằng 3.380.000 đồng/tháng + 207.870 đồng/tháng = 3.587.870 đồng/tháng.

Lưu ý: Mức lương hưu của những lao động còn lại vẫn được tính theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, không được hỗ trợ thêm.

>> Mức hưởng lương hưu của lao động nam nghỉ hưu năm 2020


Thùy Linh 
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?