Theo đó, Điều 17 Nghị định này quy định phạt tiền đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai như sau:
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai dưới 300.000 đồng;
- Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 300.000 - dưới 500.000 đồng;
- Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 500.000 - 03 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 03 - 05 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 03 - dưới 05 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 05 - 08 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 05 - dưới 10 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 08 - 12 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 10 - dưới 20 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 12 - 20 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 20 - dưới 40 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 40 - dưới 60 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 60 - dưới 80 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai từ 80 - 100 triệu đồng.
Đây là mức phạt tiền của cá nhân, mức phạt tiền của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền của cá nhân đối với cùng hành vi vi phạm.Không đóng Quỹ phòng chống thiên tai bị phạt đến 50 triệu đồng (Ảnh minh họa)
Trước đây, theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 104/2017/NĐ-CP, mức phạt với hành vi không đóng Quỹ phòng, chống thiên tai là phạt tiền gấp 02 lần mức phải đóng góp theo từng đợt nhưng tối thiểu là 50.000 đồng, tối đa không quá 50 triệu đồng. Theo đó, cứ không đóng quỹ từ 25 triệu đồng trở lên thì bị phạt mức tối đa là 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu áp dụng quy định mới, các nhân, tổ chức vi phạm có thể sẽ bị phạt ít tiền hơn.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 06/01/2022.Nếu có thắc mắc liên quan, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.