[Mới nhất] Mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai của người lao động

Để hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu, hằng năm, người lao động và doanh nghiệp đều phải đóng góp một khoản tiền vào quỹ phòng, chống thiên tại. Vậy mức đóng quỹ này của người lao động là bao nhiêu?


1. Người lao động nào phải đóng quỹ phòng, chống thiên tai?

Theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP, các công dân Việt Nam ở trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi cho đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường hằng năm đều phải đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tại. Cụ thể bao gồm:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở các cấp từ trung ương đếp cấp xã, ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và trong lực lượng vũ trang.

(2) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp.

(3) Những người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được nêu tại (1) và (2).

Lưu ý: Trong số các đối tượng nêu trên, nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 78/2021/NĐ-CP thì người lao động sẽ không phải đóng quỹ phòng, chống thiên tai:

  • Người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14.
  • Người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
  • Sinh viên, học sinh đang theo học tập trung, dài hạn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề.
  • Người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh tâm thần có chứng nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên.
  • Người đang thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng/năm trở lên.
  • Phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
  • Thành viên thuộc hộ nghèo/cận nghèo; hộ ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thuộc hộ gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn.
muc dong quy phong chong thien tai cua nguoi lao dong


2. Mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai của người lao động là bao nhiêu?

Trừ những người lao động thuộc diện được miễn đóng quỹ phòng, chống thiên tai, còn lại những người lao động khác sẽ phải đóng vào quỹ này với mức phí như sau:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp nhà nước và trong lực lượng vũ trang:

Mức đóng/năm

=

1/2

x

Mức lương cơ sở

:

Số ngày làm việc trong tháng

Hiện nay, mức lương cơ sở hiện đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.

Ví dụ: Chị A là công chức, mỗi tháng làm việc 22 ngày thì phải đóng quỹ phòng, chống thiên tai với mức sau:

Mức đóng = ½ x 1,49 triệu đồng : 22 ngày = 33.864 đồng/năm

(2) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp.

Mức đóng/năm

=

1/2

x

Lương tối thiểu vùng

:

Số ngày làm việc trong tháng

Lưu ý: Người lao động ký nhiều hợp đồng lao động chỉ phải đóng 01 lần theo hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.

Hiện nay mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng (đồng/tháng)

Vùng I

4.680.000

Vùng II

4.160.000

Vùng III

3.640.000

Vùng IV

3.250.000

Ví dụ: Chị B làm việc tại Vùng I, mỗi tháng làm việc 26 ngày thì phải đóng quỹ phòng, chống thiên tai với mức sau:

Mức đóng = ½ x 4,68 triệu đồng : 26 ngày = 90.000 đồng/năm

(3) Những người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được nêu tại (1) và (2).

Mức đóng/năm = 10.000 đồng/người


3. Không đóng quỹ phòng, chống thiên tai, người lao động có bị phạt?

Việc đóng quỹ phòng, chống thiên tai là yêu cầu bắt buộc nếu người lao động thuộc đối tượng phải đóng. Nếu không đóng quỹ này, người lao động sẽ bị phạt vi phạm theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 03/2022/NĐ-CP như sau:

- Phạt 300.000 - 500.000 đồng: Không đóng quỹ phòng, chống thiên tai dưới 300.000 đồng.

- Phạt 500.000 - 01 triệu đồng: Không đóng quỹ phòng, chống thiên tai từ 300.000 - dưới 500.000 đồng.

- Phạt 01 - 03 triệu đồng: Không đóng quỹ phòng, chống thiên tai từ 500.000 - dưới 03 triệu đồng.

- Phạt 03 - 05 triệu đồng: Không đóng quỹ phòng, chống thiên tai từ 03 - dưới 05 triệu đồng.

- Phạt 05 - 08 triệu đồng: Không đóng quỹ phòng, chống thiên tai từ 05 - dưới 10 triệu đồng.

- Phạt 08 - 12 triệu đồng: Không đóng quỹ phòng, chống thiên tai từ 10 - dưới 20 triệu đồng.

- Phạt 12 - 20 triệu đồng: Không đóng quỹ phòng, chống thiên tai từ 20 - dưới 40 triệu đồng.

- Phạt 20 - 30 triệu đồng: Không đóng quỹ phòng, chống thiên tai từ 40 - dưới 60 triệu đồng.

- Phạt 30 - 40 triệu đồng: Không đóng quỹ phòng, chống thiên tai từ 60 - dưới 80 triệu đồng.

- Phạt 40 - 50 triệu đồng: Không đóng quỹ phòng, chống thiên tai từ 80 - dưới 100 triệu đồng.

Trên đây là thông tin về mức đóng quỹ phòng chống thiên tai của người lao động và mức phạt vi phạm nếu không đóng. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.