Học sinh tiểu học được đánh giá định kì theo 3 mức

Học sinh tiểu học được đánh giá định kì theo 3 mức

(LuatVietnam) Đây là nội dung mới của Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, từ ngày 06/11/2016, vào giữa học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiển thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo 3 mức: Hoàn thành tốt (thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục); Hoàn thành (thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục); Chưa hoàn thành (chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục). Trong khi trước đây, chỉ áp dụng 2 mức để đánh giá định kì học sinh tiểu học.

Đặc biệt, Thông tư quy định đối với học sinh lớp 4, lớp 5 có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II; ngoài các bài kiểm tra định kỳ vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.

Điểm các bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác; nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/11/2016.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 23/2023/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định 195/2013/NĐ-CP.

Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2016

Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2016

Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2016

(LuatVietnam) Hàng loạt chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Quy định về hồ sơ mời thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp; Tàu khách cao tốc vào cảng phải thông báo trước 20 phút; Hạn ngạch NK thuốc lá nguyên liệu từ Liên minh Á - Âu là 500 tấn; Từ 2016 - 2020, thí điểm quản lý lao động, tiền lương với Viettel; Tăng mức bồi dưỡng với người tham gia tố tụng cạnh tranh; Nhiều chính sách bảo vệ, phát triển rừng ven biển; Ban Quản lý khu kinh tế phải báo cáo công tác bảo vệ môi trường trước 31/12 hàng năm; Kiểm toán viên Nhà nước không được lợi dụng danh nghĩa để nhận tiền... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2016.

Sẽ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia dựa trên nồng độ cồn

Sẽ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia dựa trên nồng độ cồn

Sẽ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia dựa trên nồng độ cồn

Trên quan điểm phát triển ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát trên cơ sở cân đối sản xuất và tiêu thụ giữa các vùng trên cả nước; đồng thời ngăn ngừa lạm dụng đồ uống có cồn, ngày 12/09/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 3690/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035… 

Đến 2020, 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán

Đến 2020, 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán

Đến 2020, 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán

Ngày 05/09/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Tại Đề án, Thủ tướng khuyến khích các tổ chức tín dụng thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, ngân hàng đại lý hoạt động tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp tập trung, phù hợp với nhu cầu kinh tế tại địa phương…